Đăng bởi: nghienson | Tháng Bảy 10, 2011

HỌ NGÔ TRẢO NHA THẠCH HÀ TỈNH HÀ TĨNH

HỌ NGÔ TRẢO NHA THẠCH HÀ – TỈNH HÀ TĨNH

社    稷   之   爪    牙                        

 Xã Tắc Chi Trảo Nha

 TỘC PHẢ HỌ NGÔ TRẢO NHA

DÒNG NGÔ NƯỚC

TỪ ĐỜI 21

(Xưa là xã Đan Liên,đổi xã Trảo Nha, huyện Thạch Hà trấn Nghệ An).

                                                     Nay thuộc thị  trấn Nghèn huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh

Truyền thống Thạch Hà Tướng Phiệt

        Ngô Nước, tên trước là Ngô Lợi, là một trong sáu con trai cư biệt quán của Thanh Quốc công Ngô Khế .Ngô Nước đi lánh nạn vào đến xã Chỉ Châu huyện Thạch Hà trấn Nghệ An ở lại đó khai phá đất hoang làm ruộng, sinh sống nhiều năm,sau dời ra thôn Trung Thủy rồi đến thôn Thổ Sơn xã Đan Liên(sau đổi xã Trảo Nha, nay là thị  trấn Nghèn  huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh) xin dân làng một khoảnh đất hoang khai phá làm vườn ở (vườn ấy nay là  vườn từ đường họ Ngô Trảo Nha, được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá năm 1993). Hai ông bà lấy nghề nấu rượu nuôi lợn làm kế độ thân. Trong “Tân kỷ Hoan châu Ngô thị  truyền gia tập lục”,Ngô Phúc Lâm viết:”Ông bà thường hay giúp người nghèo khó,cứu người lỡ bước gặp hoạn nạn,lại có biết chữ nên được dân làng bầu làm lý chính (như lý trưởng sau này)”.

Trong những năm sinh sống ở Chỉ Châu, có lần khai hoang cuốc đất bắt được ba vò vàng, có người Trung Quốc theo nham cảo lần sang tìm của, xem xét đối chiếu thấy là đúng,ông bèn trao trả nguyên cả ba vò vàng,người Trung Quốc báo ân cho một huyệt đất quý, để nham cảo lại, có câu“tha hương võ tướng,luỹ thế nguyên huân”( Chuyển cư xa quê hương sẽ phát võ tướng, nối đời là nguyên huân của quốc gia).

Ông bà sinh con trai Ngô Phúc Hải.Mới tuổi 13,Ngô Phúc Hải đã có sức khoẻ hơn người. Có lần ông cụ vắng nhà, đêm đến trộm khoét vách vào nhà, ông lập mưu bắt được ba tên, hai tên chạy thoát.Sáng ngày dẫn ra điếm làng, dân làng đều phục tài,nhân đó bầu làm Đoàn trưởng, đêm đêm dẫn dân đinh đi tuần bắt được  nhiều trộm cướp. Bọn gian kết oán,tụ tập nhau mưu hại ông.Ông xin phép cha mẹ tạm lánh ra trấn lỵ,chờ thời gian yên ổn sẽ trở về  phụng  dưỡng. Năm 16 tuổi Tổng binh trấn Nghệ thấy có tài, có sưc khoẻ, học giỏi, lấy vào giúp việc trong trấn nha.

Thời bấy giờ trộm cướp tứ tung,ông đi theo đánh dẹp lập được nhiều công.Có lần có toán cướp mạnh,đánh chiếm trấn dinh,Tổng binh xuất trận bị giết,Tổng binh Đồng tri một mình một ngựa chạy dài.Ngô Phúc Hải đang đi dẹp trộm cướp vùng Thanh Giang, Nam Đường được tin vội vàng quay về trong tay chỉ có vài mươi tuỳ tùng. Ông tổ chức tuần đinh các thôn lân cận, trước hết phục trên các ngả đường đánh bắt được nhiều tốp nhỏ, quân  cướp bị yếu dần,sau đó đánh vào trấn lỵ thu phục lại trấn dinh.Trấn nha đem việc tâu lên, triều đinh phong chức Tổng binh,nhưng chỉ giữ việc Đô ty sự. Năm sau ông được thăng Tổng binh Đồng tri đi lãnh chức Trấn thủ trấn Thái Nguyên.Ông mất sớm ,nhà ở Phú Điền, con trai còn nhỏ,người làng định đưa táng trên núi Mã Yên Sơn (Rú Rum), linh cữu vừa đến gần chân núi, trời nổi cơn giông mưa gió dữ dội, giây thừng bị đứt, người làng phải mai táng luôn tại đó.

Ngày sau khi Thuần Trung Hầu đã khôn lớn đón thầy địa lý về phúc mộ,thì mới hay huyệt đất này đúng với huyệt đất mà ngày trước mấy người khách buôn đã báo ân vì được cứu sống ở bãi biển Chỉ Châu.Ngôi mộ đến nay vẫn còn nguyên vẹn, tục gọi là “mộ thiên táng”.

Ngô Phúc Hải có hai bà,bà cả người Trảo Nha sinh Ngô Phúc Hà làm Chủ bộ phủ Yên Vương,tặng phong Thuần trung Hầu.

Ngô Phúc Hà có hai bà,bà cả người Trảo Nha sinh Ngô Phúc Thanh,bà thứ người làng Hoa Viên sinh Ngô Phúc Điền nay là Thuỷ tổ họ Ngô xã Phú Điền huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An .

Vĩnh Lộc Hầu Ngô Phúc Thanh là một tướng có tài,10 năm làm Tổng binh Trấn thủ  Nghệ An, giữ vững an ninh trong trấn,giặc ngoài không dám xâm phạm biên cương,được mệnh danh“Nam diện truờng thành”.

       Ông từ trần trước ngày Mạc cướp ngôi nhà Lê,mộ táng trên núi Ngư Lão (thuộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh) .

           Tính từ đời thứ nhất Triệu Tổ Ngô Nhật Đại đến Ngô Nước là đời thứ 21

21 Ngô Nước (Ngô Lợi)

Quản Lĩnh công, con trai Thanh Quốc công Ngô Khế,một trong sáu người “cư biệt quán”,ông lánh vào xã Chỉ Châu huyện Thạch Hà ,sau dời qua làng Trung Thuỷ,định cư ở thôn Thổ Sơn xã Đan Liên,sau đổi là xã Trảo Nha trấn Thạch Hà.

Ông bà nấu rượu nuôi lợn để sinh sống.

Được tặng phong Nghệ An Quản lĩnh.

Mất ngày mồng 3 tháng Chạp,

Bà Bùi Thị,húy Chuyên,mất ngày 15 tháng Giêng.

Mộ hai ông bà táng ở dăm Nhà quan thôn Thổ Sơn,nay thuộc thị trấn Nghèn

huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.

 Thuỵ hiệu:

Thuỷ tổ Nghệ An vệ, Chánh Quản Lĩnh công,  thuỵ Chính Nhân  phủ quân.

Sinh Ngô Phúc Hải.  

22 Ngô Phúc Hải      

Đô Tổng binh

Bà cả người Trảo Nha,bà thứ người Hoa Viên cư ngụ xã Phú Điền.

Mộ được thiên táng ở chân núi Mã Yên Sơn (rú Rum) xã Phúc Lễ huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An .

Thuỵ hiệu:

 Thái Nguyên trấn Đô Tổng binh sứ ty,Đô tổng binh Đồng tri  Ngô Tướng công thuỵ Chính Đạo phủ quân.

 Sinh Ngô Phúc Hà Thuần Trung Hầu.

23 Ngô Phúc Hà

Chủ bộ Thuần Trung Hầu

Mộ tại chân núi Mã Yên Sơn, xã Phúc Lễ huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An.

Thuỵ hiệu :

Yên Vương phủ Chủ bộ, tặng Thuần Trung Hầu, thuỵ Giác Tính phủ quân.

Bà cả người Trảo Nha sinh          -Ngô Phúc Thanh,

Bà thứ người Hoa Viên sinh       -Ngô Phúc Điền Thuỷ tổ họ   Ngô Phú Điền xã Hưng Phú huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An.

24 Ngô Phúc Thanh

Thái Bảo Vĩnh Lộc Hầu

Trấn thủ trấn Nghệ An,tước Vĩnh Lộc Hầu, được mệnh danh “Nam diện trường thành”,mất trước ngày Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê (trước 1527).

Thuỵ hiệu :

Nghệ An xứ Đô Tổng binh sứ ty Đô tổng binh sứ, tặng phong Thái Bảo,  Ngô Tướng công, thuỵ Trung Túc phủ quân.

Sinh  Ngô Cảnh Hựu. 

25 Ngô Cảnh Hựu   (1520-1596 )

Thái bảo Thế Quận công

Có tên Ngô Phúc Trừng (vì kỵ huý ,đổi một thời gian).

Có nhiều chiến công đánh Mạc xếp hạng Nguyên công,phong”Luỹ đại công thần  dữ quốc đồng hưu”.

Thuỵ hiệu:

Phụ quốc Công thần, Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Tây quân Đô đốc phủ Tả Đô đốc, Thiếu bảo Thế Quận công, gia phong Thái bảo Thượng Trụ quốc Thượng tướng quân, Bật nghĩa Doanh Ngô Tướng công, tự Minh Trứ,thuỵ Đôn Hậu phủ quân.

Ông xin về trí sĩ năm 1594.

Mất ngày 25 tháng 5 năm Bính Thân 1596,mộ ở thôn Chi Lễ xã Thái Hà.

Có ba bà:Từ Quang,Diệu Hằng,Trịnh Thị  Diệu Minh, sinh :

-Ngô Phúc Tịnh                       Tứ Quận công,

-Ngô Phúc Hoành                   Hoành Phố Hầu, họ Chỉ Châu,Hà Tĩnh

-Khang Trạch Hầu                   họ Cổ Bái,Hà Tĩnh

-Câu Kê Hầu                            họ Thạch Mỹ,Hà Tĩnh

-Ngô Đăng Khản                               họ Hà Linh,Hà Tĩnh

-Ngô Thuận Tâm                    họ Trần, Vỵ Xuyên,Nam Định

-Ngô Thị  Ngọc Nguyên         Thứ phi Chúa Trịnh Tùng

26 Ngô Phúc Tịnh

Thái bảo Tứ Quận công

 Thuỵ hiệu:

Hiệp mưu Dương võ Công thần, Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân,Nam quân Đô đốc phủ Tả Đô đốc Tứ Quận công,gia phong Thái bảo Thượng Trụ quốc,tự Minh Triết,thụy Đức Long phủ quân.

Bà chính thất Quận Chúa Trịnh Thị  Ngọc Mai con Triết vương Trịnh Tùng không có con,

Bà Lê Thị  Đệ là vợ trước, đem con ra ở nhà  riêng nhường ngôi chính thất cho Quận chúa,sinh :

-Tào Quận công Ngô Phúc Vạn,

-Vỵ Quận công không rõ tên,

– và hai con gái.

27 Ngô Phúc Vạn  (1577-1652)

Phó tướng Thái bảo Tào Quận công

Có tên là Phúc Mại,tự Tử Hán,hiệu Huân Dương Chân nhân,người  đương thời tôn xưng Phật Thái bảo.

Thuỵ hiệu:

 Dương võ Uy dũng Công thần,Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân,Trung quân Đô đốc phủ Tả Đô đốc Chưởng phủ sự, Trung  nhuệ Quân doanh, Phó tướng Thiếu uý Tào Quận công, gia phongThái bảoThượng Trụ quốc,Ngô Tướng công, tự Hùng Thao, thuỵ Mỹ Thiện phủ quân.

Ông sinh giờ Dần,ngày 20 tháng 5 năm Đinh Sửu 1577,mất ngày 15 tháng 8 năm Nhâm Thìn 1652,mộ táng trên đồi Nghèn,nay thuộc thị trấn Nghèn huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh,huyệt sâu 17 mét.

Năm 1993 đền và mộ đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá.

Bà chính thất là Quận Chúa Trịnh Thị  Ngọc Uyên,con gái Bình An Vương Trịnh Tùng.

Ông có tất cả 7 bà, sinh 10 con trai,15 con gái (có hai người là Cung tần).

10 con trai nay thành 10 chi :

-Nhuận Quận công Ngô Phúc Thiêm,       chi trưởng

-Hàn Quận công Ngô Phúc Đang,            chi 2

-Đằng Quận công Ngô Phúc Hạp,            chi 3

-Đáng Quận công Ngô Phúc Tân,             chi 4

-Phương Quận công Ngô Phúc Hộ,          chi 5

-Kiêm Lộc Hầu Ngô Phúc Điền,                chi 6

-Hào Mỹ Hầu Ngô Phúc Liêu ,                 chi 7

-Vân Lĩnh Hầu Ngô Phúc Phổ,                  chi 8

-Toản Võ Hầu Ngô Phúc Trị ,                    chi 9

-Khanh Tương Hầu Ngô Phúc Triều ,        chi 10.

 

27 Vỵ Quận công

Không rõ tên huý,bà là Quận chúa họ Trịnh, sinh hai con trai:

-Diên Quận công    không rõ tên huý,bà là Quận chúa họ Trịnh nay là thuỷ tổ họ Tam Đa,

Xã Quang Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh;

-Lý Quận công       không rõ tên huý, thất truyền.

PHÂN CHI

Dòng Ngô Nước phân chi lần thứ nhất vào đời thứ 24:

Ngô Phúc Thanh  ở Trảo Nha là dòng trưởng,

Ngô Phúc Điền ở Hưng Phú là dòng thứ.

Phân chi lần thứ 2 vào đời thứ 26:

Ngô Phúc Tịnh ở Trảo Nha,         Ngô Phúc Hoành ở Chỉ Châu,

Khang Trạch Hầu ở Cổ Bái,          Câu Kê Hầu ở Thạch Mỹ,

Ngô Đăng Khản ở Hà Linh,     Ngô Thuận Tâm  con cháu ở Vỵ Xuyên.

Phân chi lần thứ 3,vào đời 28:

Các con trai Ngô Phúc Vạn phân thành 10 chi mới, ở khắp các tỉnh

Trung Nam Bắc.

***

DÒNG PHÓ TƯỚNG THÁI BẢO TÀO QUẬN CÔNG NGÔ PHÚC VẠN

Xã Trảo Nha huyện Thạch Hà,nay thuộc thị trấn Nghèn huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh

Dòng dõi Tào Quận công Ngô Phúc Vạn chia làm 10 chi,Từ đường đặt tại Trảo Nha, nay thuộc thị  trấn Nghèn huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.

CHI TRƯỞNG              

28  Ngô Phúc Thiêm  (1628-1662)

Nhuận Quận công

Con trưởng Tào Quận công Ngô Phúc Vạn và Quận Chúa Trịnh Thị Ngọc Uyên.

Chính thất Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Mai,con gái Thanh Đô Vương Trịnh Tráng,ông ly dị  khi chưa có con.

Bà thứ Lê Thị  Điều, tục gọi là Bà Thượng cũng không có con,vì vậy phả cũ chép là vô tự.

Tào Quận công từ trần,di chúc giao hương hỏa cho Hàn Quận công Ngô Phúc Đang,

con thứ hai lên thế trưởng.

Mấy trăm năm sau đến gần đây có hai dòng họ tìm về nhận Tổ,mới biết là Ngô Phúc Thiêm còn có hai con trai nối dòng đến ngày nay.

Trong thời kỳ bị biếm ở Thăng Long,ông có bà thiếp họ Nguyễn,sinh một con trai Ngô Phúc Thiên.

Sau khi được lệnh cầm quân vào Nghệ An trở ra,Ngô Phúc Thiêm từ trần.Bà họ Nguyễn đã đem con trai về Hải Dương, trở thành chi họ Ngô ở xã Chi Lăng Bắc huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương (thuộc trấn Hải Dương cũ).

Sau ngày chiến thắng ở bờ nam sông Lam ,được phục hồi chức tước đóng quân tại huyện nhà,ông có lấy thêm bà thiếp họ Mai,người làng Hàm Anh (nay thuộc xã Tân Lộc huyện  Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh).Vừa lúc ông từ trần, bà sinh một con trai Ngô Phúc Tiến,sinh sống tại quê Hàm Anh.Người con trai ấy trở thành Thủy tổ chi họ Ngô –Hàm Anh ngày nay.

Thụy hiệu  Nhuận Quận công:

Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Tham đốc thần vũ Tứ vệ, tặng Nam quân Đô đốc phủ Đô đốc Thiểm sự Nhuận Quận công, Thượng Trụ quốc, Ngô Tướng công tự  Chân Thể, thuỵ Thận Ý phủ quân

***

CHI II  HỌ NGÔ -THỔ SƠN

Thị trấn Nghèn huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh

28 Ngô Phúc Đang 

Hàn Quận công

Con Tào Quận công Ngô Phúc Vạn,

Sinh:

-Huân Cơ Hầu   Ngô Phúc Huân,

-Trạc  Võ Hầu     Ngô Phúc Kỳ,

-Thuật Võ Hầu   Ngô Đôi.

***

CHI III  HỌ NGÔ CHÂU ĐỐC

28Ngô Phúc Hạp 

Đằng Quận công

Con trai thứ ba Tào Quận công Ngô Phúc Vạn.

Sau ngày Tào Quận công từ trần(1652),ông là Chân Kỳ Hầu khi mới 25 tuổi,là tướng trẻ có tài,được Chúa Trịnh giao cầm quân vào đất Chiêm Thành cũ,đánh sau lưng quân Chúa Nguyễn.Đi quá sâu vào Châu Đốc,vợ con Ông ở lại đó không trở về quê củ Trảo Nha.

Nay thành một chi họ Ngô ở ấp Châu Thới 2,Thị  xã Châu Đốc,đã ra liên lạc nhận gốc Tổ.

Chi họ hiện nay chưa ghi chép thế thứ.

***

CHI IV HỌ NGÔ -PHÙ MỸ TỈNH BÌNH ĐỊNH

28  Ngô Phúc Tân

Đáng Quận công .

Con thứ tư Tào Quận công Ngô Phúc Vạn.

Mới trên 20 tuổi tước Khiêm Cung Hầu,ông cầm quân vào đánh Điện Bàn thuộc trấn Quảng Nam.Tương truyền ba anh em (Đằng Quận công Ngô Phúc Hạp,Đáng Quận công Ngô Phúc Tân,Khanh Tương Hầu Ngô Phúc Triều-Tồn nghi) bị sa cơ trong chiến đấu,không trở về được,phải ở lại.

Tước Quận công là tước phong tặng sau này.

Người anh lấy tên Ngô Hân,người em tên Ngô Chúng cùng ở huyện Phù Ly,sau chia thành hai huyện là Phù Mỹ và Phù Cát.Người em sinh Ngô Thị  Dũng, hai cha con di cư vào nam Phú Yên,rồi qua Gia Định,còn tồn nghi,đến nay chưa xác định được cụ thể.

***

CHI V HỌ NGÔ -TRẢO NHA

Thị trấn Nghèn huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh

28  Ngô Phúc Hộ  (1634-1704)  

Phượng Quận công

Con trai thứ năm Tào Quận công Ngô Phúc Vạn .    

Con cháu phân chi đi nhiều địa phương,ở Trảo Nha còn lại phái trưởng và phái 4.

Ông sinh các con trai:

-Ngô Phúc Thụ          Vinh Quận công, phái trưởng;

-Tuấn Đức Hầu          ở phủ Quảng Trạch huyện Bình Chánh,nay là huyện Quảng Trạch tỉnh

Quảng Bình,    phái 2;

-Vỵ Phái Hầu             phả cũ ghi chú là ở Lang  Điền,huyện An Sơn,nay là xã Thụy Phương

huyện Chương Mỹ  thành phố Hà Nộ,i  phái 3;

-Thuyên Phái Hầu      ở Trảo Nha,nay là thị trấn Nghèn huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh,phái 4;

-Suyên Cung Hầu    thất truyền.

PHÁI TRƯỞNG CHI V 

29    Ngô Phúc Thụ

Vinh Quận công  sinh:

-Nhuệ Võ Hầu Ngô Phúc Đẩu ,

-Hạo Quận công (vô tự),Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân ,sau khi về nghỉ hưu lại được triệu ra khởi phục Cai cơ Đô chỉ huy sứ Thượng Trụ quốc,tước Hạo Quận công,ban thụy Dũng Tuệ.Sau khi mất nhân dân địa phương thờ ở đền Linh Nha trên núi Nghèn.

-Phổ Quận công , truy phong Đại vương,bà họ Dương,người làng Canh Họach,chị ruột bà Dương Thị  Hoan mẹ đẻ Chúa Trịnh Khải.Ông bị hại trong vụ Bính Tý 1780.

-Cảnh Quận công,(không rõ húy)

PHÁI TRƯỞNG CHI V

30   Ngô Phúc Đẩu (1668-1718) -Nhuệ Võ Hầu sinh Ngô Phúc Chánh.

31 Ngô Phúc Chánh  -Lãng Phương Hầu,Quả cảm tướng quân Chánh Vệ úy,bà Mai Thị  Vượng sinh Ngô Phúc Phương,Ngô Phúc Bích.

32 Ngô Phúc Phương (1710-1804) -Đại tư đồ Hòanh Quận công, Tây quân Đô đốc phủ Tả Đô đốc quyền phủ sự,quản Thủ hiệu Nhất đẳng đội , Mật điện Nội sát kiêm Phụ dực Nội điện. Húy Túc.

Bà cả Vũ Thị  Liên người làng Hạ Hòang huyện Thạch Hà mất sớm chưa có con truy phong Phu nhân,

Bà thứ họ Trương người Gia Lâm đã có con,ra ở chùa sau ngày ông lấy Phương Huệ Quận chúa.

Bà thứ ba là Phương Huệ Quận chúa, con gái thứ tám Chúa Trịnh Cương,trở thành Chính thất,sinh năm con trai:

-Ngô Phúc Trọng   Trọng Võ Hầu,con trưởng

-Ngô Phúc Giám    Khóat Võ Hầu, nay là phái Yên Viên,huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội

-Ngạn Trung Hầu    tử trận chưa có con,

-Thuần Trung Hầu,  bà là con gái Án Đô Vương Trịnh Bồng,tử trận không có con,

-Ngô Phúc Diễn    Diễn Võ Bá,nay là phái nội thành Hà Nội.

PHÁI 2 CHI V                

Tuấn Đức Hầu            họ Ngô huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình

Chưa có thế thứ.

PHÁI 3 CHI V              

Vỵ Phái Hầu               họ Ngô -Hương Lang xã Thụy Phương huyện Chương Mỹ

thành phố Hà Nội

Chưa có thế thứ

PHÁI 4 CHI V           

Thuyên Phái Hầu (không rõ tên húy), họ Ngô Trảo Nha,huyện Thạch Hà,nay thuộc thị  trấn Nghèn  huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.

29 Thuyên Phái Hầu       

Con thứ tư Phượng Quận công Ngô Phúc Hộ .

Sinh:

-Phái Trung Hầu (không rõ tên húy),

-Phan Thọ Bá ( không rõ tên húy,phái Hưng Nguyên).

30 Phái Trung Hầu

sinh:

-Nhiệm Phái Hầu (không rõ tên húy)

-Diễn Phái Bá             Ngô Phúc Diễn.

***

CHI VI HỌ NGÔ -VĂN CỬ                                    

Xã Xuân Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh

28 Ngô Phúc Điền

Kiêm Lộc Hầu

Con trai thứ sáu Tào Quận công Ngô Phúc Vạn ,

Cẩm y vệ thự vệ,Chánh cai đội

Sinh: Trân Định Hầu          Ngô Phúc Tiệm

CHI VII  Hào Mỹ Hầu Ngô Phúc Liêu

28 Ngô Phúc Liêu

Hào Mỹ Hầu

Con trai thứ bảy Tào Quận công Ngô Phúc Vạn,

Sinh hai con trai  :

-Ngô Văn  Cang,

-Ngô Thuần Cẩm.

Dòng Ngô Văn  Cang thiên cư vào Quảng Nam;

dòng Ngô Thuần Cẩm phụng sự Vua Lê,khi Vua Lê thất thế con cháu về ngụ ở xã

Thổ Quan ,nay thuộc phường Thổ Quan quận Đống Đa thành phố  Hà Nội.

***

CHI VIII Vân Lĩnh Hầu Ngô Phúc Phổ

Thôn Vinh Ba xã Hòa Đồng huyện Tây Hòa tỉnh Phú Yên

28Ngô Phúc Phổ

Vân lĩnh Hầu ,lúc nhỏ có tên là Bạc, con trai thứ 8 Tào Quận công, phả cũ chép thất truyền,mấy năm gần đây chi họ Ngô chợ Rạng huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An về nhận tổ,chưa có thế thứ .

Gần đây lại có họ Ngô Văn  ở thôn Vinh Ba xã Hòa Đông huyện Tây Hoà tỉnh Phú Yên nhận là dòng Ngô Phúc Phổ.

Hiện chưa thể khẳng định được, về niên đại thế thứ và tương truyền cần nghiên cứu thêm. Tuy còn là tồn nghi, nhưng thể theo lòng thành của cả họ nên chép vào đây để sưu tầm xác định sau.

***

Chi IX  Tỏan Võ Hầu Ngô Phúc Trị

28 Ngô Phúc Trị   (1643-…) 

Toản Võ Hầu con trai thứ 9 Tào Quận công, khi mới 10 tuổi bố đã từ trần, quân Chúa Nguyễn lấn chiếm đất Nghệ An đến bờ sông Lam, trong cơn binh hoả lạc mẹ được bà bảo mẫu nhận làm con đem về nuôi ở xã Ngọc Sơn, sau ngày ổn định trở về quê ở làng Phù Việt lấy vợ. Thi  võ ở phủ, trúng cách ra làm Quản quân, dòng dõi quân thần được phong tước Hầu, làm Lực sĩ Ty lực sỹ hiệu uý, sau được thăng Đô Chỉ huy sứ ty Chỉ huy Đồng tri, Thượng Trụ quốc, sinh Ngô Phúc Bình.

29  Ngô Phúc Bình   Dật Võ Hầu, có hai Bà, sinh Ngô Phúc Tân, Ngô Phúc Lạng, Ngô Phúc Sùng,Ngô Phúc Lâm

***

Chi X  Khanh Tương Hầu Ngô Phúc Triều

Huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình

28   Ngô Phúc Triều

Khanh Tương Hầu ,con trai thứ 10 Tào Quận công trấn thủ Bến

Trọng Đồng Hới ,vợ con ở lại không về, sinh ba con , con trưởng trở về Trảo Nha, truyền đến đời 33 Ngô Phúc Duyện.

DÒNG TRƯỞNG CHI X

33   Ngô Phúc Duyện       sinh Ngô Viến,

34   Ngô Viến                    có vợ và con trai nhưng đã mất vào những năm 80.

DÒNG THỨ HAI CHI X

Dòng Khanh Tương Hầu Ngô Phúc Triều về sau theo đạo Thiên chúa, truyền đến đời 33

33  Ngô Đình Niệm               (có bản chép Ngô Đình Dinh), sinh Ngô Đình Khả

34    Ngô Đình Khả               (18571923),Thượng thư, Phụ Đạo đại thần triều Đồng Khánh,

Phụ chánh đại thần,sinh:

Ngô Đình Khôi (1885-1945),Tổng đốc Quảng Nam

Ngô Đình Thị Giao tức bà Thừa Tùng ,

Ngô Đình Thục (1897-1984),

Ngô Đình Diệm(1901-1963),

Ngô Đình Thị Hiệp (1903-2005) tức bà Nguyễn Văn Ấm thân mẫu Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận ,

Ngô Đình Thị Hoàng tức bà Cả Lễ (Nguyễn Văn Lễ),

Ngô Đình Nhu(1911-1963),

Ngô Đình Cẩn (1912-1964),

Ngô Đình Luyện (1914-1990).

 

DÒNG THỨ BA CHI X

Dòng thứ 3 ở lại Lệ Thủy, truyền đến nay đời 36, trưởng phái là Ngô Thôn

(còn tiếp)

***

MẤY LỜI KÍNH CÁO

Ngô Đức Thắng

Chi 5 họ Trảo Nha Thạch Hà,

( nay thuộc thị trấn Nghèn huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh)

Nước Việt ta,gia phả đã có từ xưa,để ghi chép sự tích tổ tiên,thế thứ nối tiếp truyền lại đời sau.

Mỗi nhà mỗi họ đều có tập gia phả,coi như của báu thiêng liêng lưu giữ đời này quađời khác.Mỗi nhà lo bảo quản chu đáo,mặc dầu trải qua năm tháng,gián nhấm,mối xông,thiên tai địch họa,nhưng các nhà coi như báu vật thiêng liêng cố gắng bảo vệ cho tốt.

Cho nên nhà nào cũng giữ được,có đi sơ tán thì cũng ưu tiên mang theo gia phả,người vào Nam mang gia phả theo vào Nam,kẻ sang Mỹ cũng mang theo gia phả sang Mỹ.Ấy là biểu hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn từ ngàn đời nay của người dân Việt.

Nhưng mà,sang nửa thế kỷ 20,nổi lên sự kiện chống mê tín dị đoan quá cực đoan trong một thời gian khá dài,phá họai đền chùa,biến từ đường nhiều dòng họ thành kho thóc hợp tác xã,từ đó quan niệm “ẩm thủy tư nguyên” trong đầu óc nhiều thế hệ bị xóa bỏ, gia phả các nhà không còn được cất giữ,bảo quản như xưa,phần bị hủy đốt,phần bị biến thành giấy vụn…nên mất mát,thất lạc khá nhiều,làm cho việc sưu tầm nghiên cứu, chắp nối thế phả các dòng họ gặp nhiều khó khăn.

Sau ngày chiến thắng ngọai xâm,nước nhà được thống nhất,một phong trào vấn tổ tìm tông tự phát rộng rãi khắp các dòng họ,mà đỉnh cao vào những năm 90 của thế kỷ 20. Họ Ngô chúng ta đã liên lạc chắp nối được trên 200 chi họ trong cả nước,gồm hàng triệu nhân khẩu,cùng chung một cụ Tổ đã trên 40 thế hệ.Tuy có một số chi họ chưa xác định được là thuộc vào dòng nào,nhưng vẫn có những dấu tích,tài liệu cho biết từ cùng một gốc thuộc dòng Lý Thường Kiệt hoặc Ngô Từ. Cũng có hàng chục họ Ngô,do đổi từ họ khác sang họ Ngô,hoặc do thiên cư từ Trung Quốc sang Việt Nam đã nhiều đời ,chúng ta đều phân biệt được rõ ràng không bị nhầm lẫn.

Trong gần 30 năm sưu tầm nghiên cứu,khỏang 10 năm đầu mờ mịt như đáy biển mò kim.Nhờ tổ tiên anh linh,được ông Ngô Trung Tín họ Trảo Nha có nhớ lại tư liệu ông đã ghi chép lại được từ Thần phả trong đền thờ Lý Thường Kiệt ở Thanh Hóa và mang về nhà,gặp hồi chỉnh đốn tổ chức phải dấu kín trong kèo tre trên nóc nhà, giờ khui ra còn nguyên vẹn trao lại cho,đấy là vào tháng 6 năm 1982,30 năm sau ngày ông Tín ghi chép được.

Lại một may mắn khác là qua ông Ngô Uyên họ Ngô Tam Sơn,Đông Ngàn phát hiện được trong phả nhà ông có ghi:Thanh Quốc công Ngô Khế lục nam cư biệt quán…Qua mấy năm tìm tòi để giải hai nút thắt này,cho đến năm 1988 mới tạm sắp xếp thế thứ một số chi họ,tổng hợp biên sọan lại và dựng nên biểu đồ một họ Ngô thống nhất, được bổ sung dần đến ngày nay,tuy vẫn còn những khiếm khuyết,nhưng đối với tôi tâm nguyện nhiều năm đã trở thành hiện thực.

Tập Lược sử họ Ngô Việt Nam đã tương đối hòan chỉnh trước giờ bước sang thế kỷ 21. Bản thảo gần xong thì vừa lâm trọng bệnh,phải dừng lại để điều trị gần một năm,nhân đó chờ tài liệu một số họ chưa làm xong để bổ sung.Mặc dầu bệnh tình diễn biến thất thường, cũng vẫn cố sức để hòan thành chế bản.

Sang thế kỷ 21,tất nhiên các ngành khoa học sẽ có nhiều sáng tạo mới,gia phả học có thể cũng có nhiều đổi mới về quan niệm,về phương pháp,về nội dung.Tôi nghĩ,từ trước có nhiều thiếu sót lớn về cách ghi chép,do coi nặng chế độ phụ hệ nên chỉ dùnghọ bố mà không dùng họ mẹ.Hiện thời vai trò phụ nữ ngày càng quan trọng không kém gì nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,gia phả học cũng phải có sự thay đổi về quan điểm cho thích ứng với thời đại mới.Nên có cách chuyển hóa dần.

Từ nay về phái nữ,nếu là con gái thì chép lấy chồng là ai,tóm tắt ba đời:ông bà,cha mẹ và tên chồng.Con cháu sinh ra cũng chép 3 đời.Nếu là con dâu chép lai lịch năm đời:can,cụ,ông,bà ,cha mẹ và bản thân. Từ nay mỗi gia đình không đông con cái như xưa nên việc ghi chép như thế không mấy khó khăn.

Xã hội ngày càng phát triển,mỗi họ không còn chỉ cư trú trên một địa bàn nhất định trong một nước,mà có thể ở rải ra nhiều quốc gia trên nhiều lục địa.Vì vậy,để tiện liên lạc cần đưa gia phả lên mạng Internet,cần có cách trình bày,phương pháp viết phù hợp với điều kiện mới,có thể mỗi người nên có ảnh chân dung.Cách tổ chức ghi chép tùy theo trình độ mỗi họ,nhưng nên thành lệ như “vào làng”,”vào họ”trước đây(được ghi tên vào sổ tọa thứ).

Trên đây là mấy lời thô thiển kính cáo với bà con trong họ và một vài đề xuất bước đầu cùng những người ghi chép phả mai sau,có gì sơ xuất mong được lượng thứ.

Hà Nội,tháng 4 năm Mậu Dần 1998


Trả lời

  1. Xin gia phả và thông tin của nhánh Ngô Phúc – Ngô Đức làng Cồ Bái, xã Thạch Ngọc, giáp với xã Sơn Lộc – Can Lộc.
    Kính gửi chủ blog !
    Tôi là Ngô Đức Hoàng, họ Ngô Phúc ở làng Cồ Bái, xã Thạch Ngọc, Thạch Hà, Hà Tĩnh.
    Tôi ở Hà Nội, thỉnh thoảng có về quê ở Thạch Ngọc hỏi các cụ nhưng giờ không ai nắm rõ gia phả nữa mà chữ Nho cũng ko ai đọc được.
    Chỉ nghe các cụ kể, nhánh Ngô Phúc, Cồ Bái và Sơn Lộc là một, hai làng anh em, bên tôi là nhánh em nên hàng năm các cụ vẫn mang cỗ sang thắp hương ở Sơn Lộc, ngày đại lễ thì có về thờ cúng ở nhà thờ Tổ – Can Lộc ( xã nào tôi ko nhớ rõ )
    Cụ cố tôi là Ngô Trí ( Ngô Tuệ ), bị tù đày lên nhà tù Ban Mê Thuột, hiện giờ vẫn có tên ở bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh và có bằng Có công với nước.
    Trong làng tôi vẫn còn lăng của ông Nghè họ Ngô ( dân làng quen gọi là lăng ông Nghè.
    Tôi chưa có điều kiện về tìm hiểu ngọn ngành, có một số thông tin gãy gọn, chắp nhặt hi vọng qua blog lại gặp được người chia sẻ thêm.
    Rất cảm ơn người anh em !
    Nếu có thông tin xin vui lòng chia sẻ cùng :
    Ngô Đức Hoàng
    email : duchoang37@gmail.com

    • Thân gửi Anh Ngô Đức Hoàng,
      Sau đây là vài thông tin về họ Ngô Cổ Bái:
      Họ Ngô Cổ Bái Tự Cường
      Xã Thạch Ngọc huyện Thạch Hà,tỉnh Hà Tĩnh

      26 Khang trạch Hầu,thuỵ Mai Trai, không rõ huý,con thứ Thế Quận công Ngô Cảnh Hựu.
      Đặc tiến Phụ quốc Thượng Tướng quân Đô Chỉ huy sứ ty
      Đô Chỉ huy sứ,sinh Vân lộc Hầu và Ngô Phúc Đường (phả Cổ
      Bái ghi thất truyền,có thể đổi tên về ở Đỉnh Lự).
      27 Vân lộc Hầu Không rõ huý, Đặc tiến Phụ quốc Thượng Tướng quân Cấm y vệ
      Đô Chỉ huy sứ ty Đô Chỉ huy sứ,sinh Tín vũ Hầu,Vinh thái Hầu .
      28 Tín vũ Hầu Chánh đội trưỏng, sinh ba con trai thành ba chi:
      Ngô Phúc Hy chi Tự Cường sinh Ngô Phúc Tân,Ngô Đức Cương,
      Ngô Phúc Anh chi Cổ Bái,
      Ngô Phúc Thiên chi Mỹ Đại nay chỉ còn vài gia đình.
      (Cả ba chi chưa có thế phả đầy đủ).

      28 Ngô Phúc Khê Vinh thái Hầu (thất truyền).

      29 Ngô Phúc Hy Con trưởng Tín vũ Hầu,con cháu sang ở làng Tự Cường,nay
      thuộc huyện Can Lộc,sinh Ngô Phúc Tân,Ngô Đức Phương.
      30 Ngô Phúc Tân sinh 4 con trai,trưởng Ngô Đức Bích.
      31 Ngô Đức Bích bà Đặng Thị Len sinh 9 con, trưởng là Thanh.
      32 Ngô Đức Thanh sinh 6 con, trưởng là Tôn
      33 Ngô Đức Tôn sinh 9 con, trưởng là Cánh

      34 Ngô Đức Cánh sinh 6 con, trưởng là Dòng
      34 Ngô Đức Dân sinh 9 con, trưởng là Hợi
      34 Ngô ĐứcĐại sinh 5 con, trưởng là Hải
      34 Ngô Đức Nam sinh 5 con, trưởng là Nam
      Tiếp theo mỗi đời đều đông con cháu chưa ghi chép hết.
      Như vậy Tiên tổ họ Ngô Cổ Bái là Ngô Phúc Anh (đời 29),con Tín Vũ Hầu (đời 28),cháu Khang Trạch Hầu Ngô Phúc Mai.
      Nếu Anh có theo dõi gia phả dòng họ,có thể cung cấp cho tôi để tôi bổ sung vào trang phả trên.
      Kính chào Anh,chúc anh mạnh khỏe và thành đạt.
      Ngô Đức Lợi,phái IV chi V họ Ngô Trảo Nha Hà Tĩnh

  2. […] traonha.wordpress.com […]


Gửi phản hồi cho nghienson Hủy trả lời

Chuyên mục