Đăng bởi: nghienson | Tháng Bảy 3, 2012

NHÂN VẬT HỌ NGÔ A-G

NHÂN   VẬT   HỌ   NGÔ

     Ngô Phúc An

Thuỷ tổ họ Ngô làng Gia Miêu huyện Tống Sơn tỉnh Thanh Hoá,phân chi từ dòng Ngô Bồ Đốc họ Ngô Vi xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì Hà Nội.Vào đời thứ 6 họ Ngô Vi, con Ngô Phúc Tướng,em Ngô Phúc Thắng, sinh Ngô Phúc Hiếu, Ngô Phúc Hợp (vt), là chi 7 họ Ngô Vi.

Ngô …tự Sùng An

Văn Trung Nam,

Đại phu,Hiến sát sứ,họ Ngô -Thịnh Mỹ (làng Mía xã Thịnh Mỹ huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa)

Ngô Viết An

     An Nhơn Hầu,

Họ Ngô -Thanh Thủy  huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên-Huế

     Ngô Tử Án

Đại thần Tiền Lê

Con Ngô Xương Sắc, cháu nội Ngô Xương Xý Sứ quân Bình Kiều, sinh Ngô Tử Uy, quê quán châu Ái,ngày sinh ngày mất không rõ, là tiên tổ 9 đời Hưng Quốc công Ngô Kinh.Ông là Đại thần nhà Tiền Lê,làm Châu mục dưới thời nhà Lý.

Vua Lê Đại Hành chuẩn bị cho cuộc hành quân đánh Chiêm Thành,thấy ông là người có tài về giao thông đường thuỷ,uỷ thác cho ông  cầm ba vạn quân đào khúc sông nối liền sông Đáy với sông Hoát,để tránh cửa Thần Phù thường hay có bão tố nguy hiểm.Nạo vét khúc sông nối liền Yên Định với Tĩnh Gia, sông Kênh Son, Kênh Sắt (tục gọi là Kênh nhà Lê) tiếp đến khúc sông ở Hưng Nguyên,  thành đường sông nối liền Hoa Lư với cửa biển Nam Giới (tức cửa Sót ở tỉnh Hà Tĩnh).

Lại tiếp lệnh mở con đường bộ từ cửa biển Nam Giới, vượt qua giải Hoành Sơn (Đèo Ngang) vào tận đất Chiêm Thành, tạo thành con đương thuỷ bộ hành quân bình Chiêm Thành.Di tích nạo vét Kênh Son, Kênh Sắt còn lưu lại ngày nay, là một ghế đá trong hang đá ở địa phận xã Quỳnh Lộc huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, gần bờ kênh, chổ tựa lưng có khắc ba chữ “Thuỷ thạch tiên”, trên vách đá có đề bài thơ,trong kháng chiến chống Mỹ, bị bom phá và vì khai thác đá, nên không tìm ra nữa.Các cụ già địa phương vẫn còn nhớ rõ là di tích của cụ Ngô Tử Án.

     Ngô Phúc Ân

Thuỷ tổ họ Ngô Đức làng Đào Ngạn, huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang, tồn nghi là dòng dõi Ngô Bật Lãng họ Ngô -Bái Dương, xã Nam Dương huyện Nam Trực tỉnh Nam Định

Ngô Thọ Ấm

Nhuận Thọ Hầu,

Chánh Đội trưởng

     Ngô Anh

Thái úy,

Có tên là Oanh,chức Thái Uý triều Lê Anh Tôn, Lê Kính Tôn nhà Lê trung hưng,(khoảng 1558-1600).

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân.

     Ngô Anh(Xem Ngô Gián-Ngô Hán)

Tiến sỹ,

B

   

     Ngô Đình Ba

     Lĩnh Liêm Hầu

(Phong 1763) họ Ngô -Quảng Xá thành phố Thanh Hóa

     Ngô Bạc

Thiếu uý,

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân.

     Ngô Đình Bàn

Lâm Vũ Hầu,

(Tồn nghi dòng Ngô Đình Quyền).

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân.

Ngô Vi Bàn

Mỹ Trung Nam,

Quang tiến Thận lộc Đại phu

     Ngô Thế Bang (…-1546)

Thái bảo Dực Quốc công,

Thụy Chân Tâm,con trai thứ 3 Thanh Quốc Công Ngô Khế, phong Hiệp mưu thuần tín tá lý đồng đức Hoàng tôn Công thần,Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu,Nam quân Đô đốc phủ Tả Đô đốc Chưởng phủ sự, Phụ quốc Thượng Trụ quốc,Đông Bình chương Quân quốc Trọng sự,Thái phó, gia Thái bảo Dực Quốc công,tứ thụy Hiền Đức Thượng sỹ,mất 24 tháng 10 năm Bính Ngọ 1546,mộ táng tại xứ Mả xám,làng Thung Thượng. Đền thờ sắc phong Dực bảo Trung hưng Đoan túc Tôn thần.Trên đây là tước phong trước niên hiệu Quang Thiệu triều Lê Chiêu Tôn.

Họ Mạc cướp ngôi nhà Lê, ông cùng các anh Ngô Văn Bính,Ngô Khắc Cung dẫn quân bản bộ về Thanh Hoá, chiếm cứ vùng Yên Định,cùng Lê Ý dấy nghĩa phù Lê. Lê Ý thất bại,ông gia nhập vào quân Nguyễn Kim ở Ai Lao,làm Đô tướng về đánh chiếm huyện Lôi Dương, Ông là người đã có dự kiến cử Ngô Lan đưa Hoàng tử Lê Duy Ninh sang dấu ở đất Lào,phòng sau này có người nối ngôi chính thống nhà Lê.

Bà chính thất Quốc Phu nhân Lê Thị Ngọc Quyền hiệu Từ hòa Phu nhân,bà kế thất Nguyễn Thị Từ Ý,hiệu Ôn hòa Phu nhân, sinh Vũ Quận công Ngô Bạt tự Cảnh Cao,Diễn Giang Hầu Ngô Tùng,Tây Giang Hầu Ngô Chi tự Bình.

      Ngô Bạt (Bản)

Thái tử Thái bảo Vũ Quận công,

Tự Cảnh Cao,con trưởng Thái bảo Dực Quốc công Ngô Thế Bang.

Hiệp mưu thuần tín kiệt tiết tuyên lực Hoàng tôn Công thần, Đô đốc Tham quân Thần vũ Tứ vệ quân vụ, gia Thái tử Thái bảo Vũ Quận công ,tứ thuỵ Trung Lương Thượng sỹ. Mất 14 tháng 4, táng tại xứ Đồng Gia. Bà Lê Thị, hiệu Từ Duyên phu nhân, mất 25 tháng 9,táng tại xã Nghĩa Trai huyện Nông Cống.

Ông sinh ba trai Ngô Gián ,Ngô Hiên, Ngô Khiêm (Bản Ngô thị gia phả của Tiến sỹ Ngô Trần Thực ghi Triều Phương Hầu Ngô Bình,Thận Trung Bá Ngô Liêm,Dũng Lược Hầu Ngô Liễu).

     Ngô Phúc Bẩm

Họ Ngô -Tam Đa huyện Can

Lộc Hà Tĩnh ,con trưởng Ngô Phúc Tông dòng Vỵ Quận công, đời thứ 31,có tám anh em trai và ba em gái.Ngô Phúc Tông là con thứ Đô Chỉ huy sứ Ngô Phúc Cẩm,bốn anh em đều tước Hầu.Ông Ngô Phúc Bẩm có ba con trai, con trưởng ở Tam Đa,con thứ Ngô Khải về ở Lộc Nguyên,thành Thuỷ tổ họ An Lộc huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh .

     Ngô Bật

Lý Trung Bá

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Văn Bản

Người thôn Bố Vệ, xã Quảng  Xá thành phố Thanh Hoá.Đỗ Cử nhân khoa Đinh Dậu (1897) niên hiệu Thành Thái, Huấn đạo huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa.Bà Nguyễn Thị Hoan.

     Ngô Bách Bằng

Minh Trung Hầu,

Con Ngô Bá Luận Liên hoa Phủ quân, cháu Ngô Bá Lữ Kiện trung Tướng quân cẩm y vệ Đô Chỉ huy sứ ty Chỉ huy Thiểm sự,Trì oai Tướng quân (Tùng Tứ phẩm),Vân kỵ úy Hiển hoa Bá,đời 25 họ Ngô -Ngọc Giả xã Trực Đạo huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định,dòng Đô đốc Ngô Đam.

Thụ Điện tiền tư,sinh Ngô Bá Thự,Ngô Bá Nghiễm, Ngô Bá Trẳng,Ngô Bá Bình,Ngô Bá Vượng.

Ngô Viết Bằng

Thanh Đức Tử

họ Ngô -Thanh Thủy xã Thủy Thanh huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên-Huế

     Ngô Bệ (mất 1360)

Con trai  Minh Nghĩa (bỏ họ đổi tên),cháu nội Ngô Giáo, dòng dõi Lý Thường Hiến,vào đời thứ 15, có hai em là Ngô Giám công, Ngô Diệu Tế.Ngô Bệ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của dân nghèo thời cuối Trần, dương khẩu hiệu”lấy của người giàu chia cho người nghèo”.

Năm 1344 nổi dậy ở Yên Phụ, quân triều đình phối hợp với quân các vương hầu đàn áp ráo riết, lực lượng tan rã, phải trốn tránh gần 10 năm.Năm 1358 lại nổi dậy lần thứ hai,khí thế mạnh hơn trước,dựng kỳ đài, xưng vương hiệu, chiếm cứ một vùng rộng lớn mấy huyện.Năm 1360 triều đình nhà Trần cất đại quân đàn áp,Ngô Bệ bị bắt sống cùng hơn 30 tướng  lĩnh, đều bị đưa về Thăng Long hành quyết,cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

     Ngô Bì

Thuỷ tổ họ Ngô làng Nứa xã Chi Nê huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội, đến nay 15 đờì, chưa rõ gốc từ đâu, sinh dòng họ văn học cao, có Ngô Cung đỗ Hoàng giáp,hai cháu nội đỗ Tiến sỹ,làm quan triều Mạc đến Lê trung hưng.

 

     Ngô Văn Bì

Thuỷ tổ họ Ngô Văn làng Lăng Xá huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên- Huế, có đền thờ, phong Bản thổ Hậu khai khẩn Dực bảo trung hưng Linh phù Tôn thần,gia tặng  Đoan túc Tôn thần .Gốc Thanh Hoá đến nay 17 đời.

Ngô Bí

Thiếu úy,

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

    Ngô Quang Bích(Nguyễn Quang Bích 1832-1890)

Hoàng giáp,

Tế tửu Quốc tử giám,Chánh sứ Sơn Phòng kiêm Tuần phủ Hưng Hoá,tự Hàm Huy,hiệu Ngư Phong, cầm đầu văn thân Bắc kỳ chống Pháp, sinh ngày 8 tháng 4 Nhâm Thìn (1832),năm 1858 đỗ Tú tài,năm 1861 đỗ Cử nhân , làm Gíáo thụ phủ Trường  Khánh,năm Kỷ Tỵ đời Tự Đức năm thứ 22(1869) thi đỗ Đình nguyên Nhị giáp Tiến sỹ (Hòang giáp).

Mất ngày 15 tháng chạp năm Canh Dần 1890.

Con Nguyễn Quang Mỹ tự Quang Lưu, Thị giảng Học sỹ và bà Trần Thị Sở được phong Tứ phẩm Phu nhân,họ Nguyễn Ngô Trình Phố làng Trình Nhất xã An Ninh huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình.

Ông có ba bà. bà cả Nguyễn Thị Nhã ,phong Nhị phẩm Phu nhân.

Sinh Nguyễn Ngô Đoan, Nguyễn Ngô Tiềm và 4 gái. Bà ba sinh hai gái.

Ngô Bình

Triều Phương Hầu,

Đô đốc Đồng tri ,đời 23 dòng Dực Quốc công Ngô Thế Bang, con Thái tử Thái bảo Vũ Quận công Ngô Bản,sinh một trai Ngô Thao Chỉ huy sứ An Giang Hầu.

Ngô Bá Bình

Tọai Thành Hầu,

Con Minh Trung Hầu Ngô Bách Bằng,cháu Ngô Bá Luận Liên hoa phủ quân,đời 26 họ Ngô Ngọc Giả xã Trực Đạo huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định,dòng Đô đốc Thượng tướng quân Ngô Đam.Tiền thụ Quan viên tử tiến,

Bà Thị Hàng, sinh Ngô Bá Nhưỡng, Ngô Bá Khanh, Ngô Bá Thăng.   

     Ngô Đức Bình  (1824-1879)

Hòang giáp,

Tên lúc đi thi tên là Ngô Đức Tư,con trai Ngô Đức Hồng Cử nhân Tri huỵện Thọ Chân thuộc phái 4 chi 5 dòng Ngô Nước- Trảo Nha.Học giỏi nhưng thi hương mấy khóa không đỗ, ở nhà dạy học,tham gia “Bình Tây sát tả”. Năm 1865 triều đình vua Tự Đức mở Ân khoa Nhã sỹ, ai chưa đỗ cử nhân thi hương cũng được dự thí. Ông ứng thí thi hội đỗ, vào thi đình trúng Đệ nhị giáp Đồng tiến sỹ xuất thân ( Hoàng giáp ).Khoa Nhã sỹ này lấy năm người đỗ Nhã sỹ và Đồng Nhã sỹ xuất thân..

Lúc bấy giờ triều đình đang gặp nhiều khó khăn, khắp nơi mất mùa đói kém, dân nghèo nổi dậy tứ tung, ngoài thì quân Pháp vừa chiếm xong Đà Nẵng , đòi nhiều nhượng bộ mới. Đầu đề bài thi chính hỏi : Tình hình như thế nên hoà hay nên đánh. Bài thi của ông xoay quanh bốn chữ “Dương hoà Nhi chiến “(Giả hoà mà đánh ) hợp với chủ trương của đa số trong triều đình bấy giờ nên được đỗ cao. Khi vào diện kiến, vua Tự Đức thấy ông đã nhiều tuổi (lúc này ông đã 41 tuổi) lại có tên là Tư, bèn ra câu đối :

Thập khẩu tâm tư, tư thân tư gia tư phụ mẫu.

Ông ứng khẩu đối :

Thốn thân ngôn tạ, tạ thiên tạ địa tạ quân vương.

(Ý và nghĩa : Chữ thập, chữ khẩu, chữ tâm ba chữ ghép lại thành chữ Tư, tư là lo là nhớ,

lo mình, lo nhà, lo cha mẹ.

Vế đối : Chữ thốn, chữ thân, chữ ngôn ghép ba chữ lại thành chữ tạ, nghĩa là tạ ơn,

tạ trời, tạ đất, tạ nhà vua.

Vua Tự Đức phê vào quyển bốn chữBác nhã lão thành “.

Ông làm quan Tế tửu Quốc tử giám mấy năm,sau đi làm Án sát tỉnh Quảng Bình. Năm Tự Đức kỷ mão1879,ông làm Phó chủ khảo trường thi hương Nam Định, khi trở về Quảng Bình nhiễm bệnh từ trần tại nhiệm sở. Thi hài được an táng tại quê nhà Trảo Nha,nay thuộc thị trấn Can Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.

Ông có bốn bà,sinh bảy con trai, bốn con gái, con cháu nội ngoại trai gái ngày nay có gần ngàn người, có mấy chục Cử nhân, Kỹ sư, Bác sĩ, Tiến sĩ. Đích Tằng tôn là Ngô Đức Mậu,nguyên Phó Tổng thư ký Hội nhà báo Việt Nam.

Ngô Phúc Bình

Dật Võ Hầu,

Con trưởng Toản Võ Hầu Ngô Phúc Trị, cháu nội Tào Quận công Ngô Phúc Vạn,vào đời 29  chi 9 dòng Ngô Nước -Trảo Nha, làm tướng cầm quân, đến thời Trịnh Doanh về nghỉ nghiên cứu đông y, trồng vườn thuốc đặt tên là Lạc thảo viên. Ông là thân sinh Tiến sĩ Khiêm Quận công Ngô Phúc Lâm,Tư Lộc Hầu Ngô Phúc Sùng.

     Ngô Phúc Bình

Thuỷ tổ họ Ngô -Thuỵ Phương huyện Chương Mỹ ,Hà Nội (xưa là huyện Yên Sơn) gốc Trảo Nha dòng Ngô Nước, thiên cư sau ngày quân Tây Sơn vào Thăng Long,sau đổi sang họ Lê Ngô,sinh Lê Ngô Duệ (là thân sinh Lê Ngô Cát).

Ngô Sách Bình

     Giám sát Ngự sử,

Đỗ Cử nhân khoa Đinh mão(1867)triều Tự Đức, làm Giám sát Ngự sử, người họ Ngô -Tam sơn huyện Đông ngàn, nay là thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.

Ngô Văn Bình

Đức Tài Bá, họ Văn Xá 2   huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên-Huế

     Ngô Văn Bình

Người xã Lộc Hà tỉnh Bắc Ninh, đỗ Cử nhân khoa Tân Mão ( 1891 ) niên hiệu Thành Thái ( cùng họ có Ngô Tất Tố ).

     Ngô Đăng Bính

Thuỷ tổ họ Ngô -Loan Dã, huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh, con thứ Ngô Đăng Khản họ Ngô- Hà Linh, cháu nội Thế Quận công Ngô Cảnh Hữu họ Trảo Nha, thiên cư về Loan Dã vào đời thứ 27.

     Ngô Văn Bính (1473-1540 )

Thái bảo Thuỵ Quận công,

Con trai thứ tám Thanh Quốc công Ngô Khế, quê quán xã Đồng Phang huyện Yên Định (nay là xã Định Hoà huyện Thiệu Yên tỉnh Thanh Hoá ).Đại thần thời Lê Sơ, đề xướng công cuộc phù Lê diệt Mạc.Thời Lê sơ được phong Hiệp mưu thuần tín tá lý đồng đức Hoàng tôn Công thần, Lưu thủ Đông kinh, kiêm Đề lĩnh Tứ thành Thuỵ Quận công.

Lê Trang Tôn lên ngôi (1533),phong Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân,Tây quân Đô đốc phủ Tả Đô đốcChưởng phủ sự Thái Bảo Thuỵ Quận công, tứ thuỵ Trung Nghị Thượng sỹ.

Ông mất ngày 27 tháng 7 năm 1540,hưởng thọ 68 tuổi,mộ táng trên cồn Phác Cá.

Bà Lê Thị Hậu hiệu Từ Ân Quận Phu nhân,mộ táng ở xứ Mả Xý, bà thứ họ Nguyễn, bà thứ ba người Lào. Sinh năm con trai: Diễn Đức Hầu Ngô Chiểu, Thanh Quận công Ngô Khê, An Đức Hầu Ngô Thái, Hòang giáp Ngô Bật Lạng, Vĩnh Trung Hầu Ngô Hoán, ngày nay thành nhiều dòng họ ở nhiều tỉnh.

Ngày đầu chuẩn bị công cuộc phò Lê diệt Mạc, trong buổi chuyện trò với Nguyễn Kim ông đã tỏ ra không tin lòng dạ Nguyễn Kim, đưa ra câu chuyện Mộng thiên đình ” Diệt Mạc này sinh Mạc khác thì sao?”.Con trai Ngô Bật Lạng phải chạy trốn ra đất Mạc vì bị hiềm nghi ngoại thích, sau thi đỗ Hội nguyên (Hòang giáp 1550) làm quan với nhà Mạc.

Ngô Viết Bút

An Xá Bá,

Tự Phúc Đạo

     Ngô  Bửu

Tiến sỹ,Tế Trị Hầu,

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

C

      Ngô Cách

Tiến sỹ,Thành Quận công,

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

Ngô Can

Mậu Lộc Hầu

Con Ngô Quí, sinh Ngô Thụ.

Ngô Can (Phúc Cán)

Thuỷ tổ họ Ngô- Vân Động huyện Kiến Xương tỉnh Thái bình, thiên cư từ làng Ngọc Hà Hà Nội ( Họ Ngô Quang dòng Lý Thường Hiến ).

Ngô Văn Cang

Thuỷ tổ họ Ngô- Kế Xuyên huyện Thăng Bình tỉnh Quảng  Nam, con trai trưởng Hào Mỹ Hầu Ngô Phúc Liêu, cháu nội Tào Quận công Ngô Phúc Vạn, dòng Ngô Nước- Trảo Nha, vào ở đây trong thời chiến tranh Trịnh- Nguyễn.

Ngô Tử Canh

Đại thần nhà tiền Lê,

Con trai Ngô Xương Sắc, cháu nội Ngô Xương Xý sứ quân Bình kiều. Thời Lê Đại Hành, cùng Từ Mục đi sứ Chiêm Thành bị giam giữ lại mấy năm, sau ngày Lê Đại Hành chiến thắng Chiêm Thành mới được về, có nhiều công giúp nhà tiền Lê xây dựng nền độc lập mới và mở mang văn hoá. Sau khi chết được lập đền thờ. Dòng dõi thất truyền.

Ngô Viết Canh

Hồng uy Tử,

họ Ngô Thanh Thủy xã Thủy Thanh huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên-Huế

     Ngô Văn Cảnh (1443-….)

Hoàng giáp,Tao đàn tướng,

Có tên là Ngô Trầm,người huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang, nguyên ở xã Yên Ninh,huyện Yên Dũng,phủ Lạng Giang chuyển sang Sen Hồ xã Quảng Minh,huyện Việt Yên,tỉnh Bắc Giang,con Tề Quận công Ngô Hữu,cháu Diên ý Dụ vương Ngô Từ, 39 tuổi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ khoa Tân Sửu( 1481) niên hiệu Hồng Đức thứ 12,một trong Nhị thập bát tú thời Lê Thánh Tôn,làm đến Tham đốc,Hiến sát sứ ( họ Việt Yên mất phả nên không rõ năm mất).

Ngô Xuân Cảnh

Thuộc họ Ngô Yên Lai huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá, con trai Ngô Xuân Quỳnh, thời vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, ông làm Tán tương quân vụ Quân thứ Nông Cống, Tĩnh Gia ( xem Ngô Xuân Quỳnh).

Ngô Cảo

Tỳ Huân Bá,   

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

Ngô Gia Cảo

Thành Lộc Hầu,

Con trưởng Dũng Lâm Hầu Ngô Văn Lộc, ở xã Đồng Phang huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá, có công đánh bắt được nhiều quân Mạc, thăng Đô Chỉ huy sứ, được phong thái ấp, về ở thái ấp, sinh Ngô Xuân Thái, Ngô Khắc Nghi, Ngô Đình Cam.

     Lê Ngô Cát

Họ Ngô Thụy Phương huyện  Chương Mỹ thành phố Hà Nội.Cử nhân Mậu Thân 1848,Án sát, vốn là họ Ngô đổi làm họ Lê Ngô dòng Vỵ Phái Hầu con Phượng Quận công Ngô Phúc Hộ,vào đời 32.Cha là Lê Ngô Duệ, đỗ cử nhân.Có bốn con trai và một con gái.

     Ngô Cầu

     Tiến sỹ,

Thuộc họ Ngô làng Nứa xã Chi Nê huyện Chương Đức, nay là thôn Chi Nê xã Chương Hoà huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội. Con trai tri huyện Ngô Trần ,cháu nội Hoàng giáp Ngô Cung, em Tiến sĩ Ngô Khuê, 33 tuổi đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất 1670 niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 triều Lê Huyền Tôn, làm Tham chính Sơn Nam, được cử đi sứ Thanh nhưng mất trước lúc lên đường.

 Ngô Gia Cẩm                      

Thành Lộc Hầu

Tả Hiệu điểm.Con Xuân Dương Bá Ngô Gia Tường,cháu Bình Giang Hầu Ninh Quận công Ngô Đình Tú,vào đời 25 dòng Thái phó Nam Quận công Ngô Khắc Cung,sinh Hải Dật Hầu Ngô Văn Dõan.

     Ngô Phúc Cẩm

Thuận Lộc Hầu,

Cẩm Y vệ Đô chỉ huy sứ thời Lê trung hưng, con trai Diên Quận công,cháu Vỵ Quận công dòng Ngô Nước Trảo Nha huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh,vào đời 29,sinh Ngô Phúc Lới,Ngô Phúc Tổng, con cháu thiên cư về xã Quang Lộc cùng huyện, một chi về thôn Yên Lai huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá.

     Ngô Văn Cẩm

Lương Tài Hầu, Tham đốc,

Giám sinh, con trưởng Tây Nham Hầu Tây Quận công Ngô Văn Khang, dòng Nam Quận công Ngô Khắc Cung, ở xã Đồng Phang huyện Yên Định, nay là xã Định Hoà huyện Thiệu Yên tỉnh Thanh Hóa.

Tôn lập Kiến nghĩa Phụ quốc thuần tín dương võ uy dũng công thần, Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân Đô đốc thần vũ Tứ vệ quân vụ, Điện tiền Đô kiểm điểm ty Hữu Kiểm điểm, Tham đốc Lương Tài Hầu Trụ quốc thượng trật, đầu thời Lê trung hưng ban  thuỵ

Cương Nghị Thượng sĩ,mộ ở làng Thung Thượng.

Bà Nguyễn Thị Phấn người xã Phù Minh huyện Hoàng Hoá, hiệu Từ Tín Phu nhân, mất 15 tháng 10.

Sinh :

Dũng Lâm Hầu Ngô Văn Lộc,

Đông Phú Hầu Ngô Văn Phong,

Mỹ Thắng Hầu Ngô Văn Chấn,

Ngô Thị Ngọc Viên lấy Phúc Quận công,

Ngô Thị Ngọc Điển lấy Dũng Nghị Hầu.

Dòng dõi ngày nay có :

họ Ngô -Quảng Thi xã Xuân Thiên huyện Thọ Xuân tỉnh  Thanh Hóa,

họ Ngô -Đồng Phang  xã Định Hòa huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa,

họ Nguyễn Ngô -Trình Phố làng Trình Nhất xã An Ninh huyện Tiền Hải  tỉnh       Thái Bình,

họ Phan Ngô -Tống Văn, Minh Giám huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình,

họ Ngô- Đô Quan, xã Nam Lợi huyện Nam Trực tỉnh Nam Định,

họ Ngô- Hưng Để , xã Nam Hoa huyện Nam Ninh tỉnh Nam Định,

họ Ngô- An Nông, xã Nam Tiến huyện Nam Ninh tỉnh Nam Định,

họ Ngô- Phạm Xá, xã Yên Nhân huyện Ý Yên tỉnh Nam Định.

Ngô Cấn

Cương Đọan Bá,

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

Ngô Thái Cẩn

Hòang giáp,

Đệ nhị giáp Tiến sỹ xuất thân (Hoàng giáp)  khoa Canh Tuất 1550 niên hiệu Cảnh Lịch 3 nhà Mạc Phúc Nguyên,làm quan đến Giám sát Ngự sử.Người xã Hương La huyện Nghi Dương,nay là thôn Cẩm La xã Thanh Sơn huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng.

Ngô Trí Cẩn

Tham chính sứ (Hàm Tùng Tứ phẩm),Giám sinh,đời 30.

Ngô Cao

Ty Huân Bá,

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

Ngô Văn Cảo

Thành Lộc Hầu,Tham đốc,

Con Dũng Lâm Hầu Ngô Văn Lộc,cháu Lương Tài Hầu Ngô Văn Cẩm,đời 27 họ Ngô-

Đồng phang dòng Nam Quận công Ngô Khắc Cung. Đô Chỉ huy sứ, Tham đốc Thành Lộc Hầu,

sinh Ngô Xuân Tế,Ngô Khắc Nghi,Ngô Đình Can.

Ngô Cầu (1638-…)
Tiến sỹ 1670,Tham chính sứ

Người xã Chi Nê huyện Chương Đức,nay là thôn Chi Nê xã Trung Hòa huyện Chương Mỹ Hà Nội.Cháu Hoàng giáp Ngô Cung,em Thám hoa Ngô Khuê.

Năm 1670 đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Canh tuất niên hiệu Cảnh Trị,đời Lê Thân Tôn,giữ chức Tham Chính,mất trước khi lên đường đi sứ nhà Thanh.

     Ngô Chanh

     Thắng Quận công,

Con trai Ngô Trương,cháu nội Hổ vệ Tướng quân Ngô Lương,ở huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa,tiên tổ họ Ngô- Nghĩa Trai huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá,vào đời 22.

Ngô Chanh

Truyền Mỹ Hầu,

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Phúc Chánh

Lãng phương Hầu,

Con Nhuệ Võ Hầu Ngô Phúc Đẩu,cháu đích tôn Vinh Quận công Ngô Phúc Thụ,vào đời 31.Quả cảm Tướng quân  (Chánh Thất phẩm) Chánh Vệ úy.Bà Mai Thị Vượng, sinh Ngô Phúc Phương Đại tư đồ Hoành Quận công ,Ngô Phúc Bích,Ngô Phúc Điền.

Ngô Chân

Tiến sỹ,Đại học sỹ,

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Hữu Chân

Tài Đức Hầu,

họ Ngô -Thượng Giáp, xã Thủy Dương huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên-Huế.

     Ngô Chấn

Hòang giáp,

Cử nhân khoa Canh Tý 1840, Hoàng giáp khoa Tân Dậu 1841.Làm Tri phủ bị cách chức. Người họ Ngô -Tả Thanh Oai,huyện Thanh Trì ,Hà Nội.

     Ngô Quý Chấn (Sinh 1872)

Người nội thành Thăng Long, 32 tuổi đỗ Cử nhân khoa Quý Mão 1903,niên hiệu Thành Thái, làm Huấn đạo.

    Ngô Văn Chấn

Mỹ Thắng Hầu,

Con trai Lương Tài Hầu Ngô Văn Cẩm,cháu Tây Nham Hầu Tây Quận công Ngô Văn Khang,

Đời 26 họ Ngô Đồng Phang, dòng Nam Quận công Ngô Khắc Cung.

     Ngô Chẩn

An Mỹ Hầu,

Con trai Thân Quận công Ngô Tẩy,cháu nội Nghi Quận công Ngô Trầm, tằng tôn Thận Quận công Ngô Khiêm và Công chúa Lê Thị Ngọc Đài, Trưởng chi 2 (vào thời  ấy chi 2 dòng Ngô Từ là Ngô Đức không có con,nên con cháu Ngô Khiêm là trưởng chi 2) .Thuỷ tổ họ Ngô Quảng Thi ,Thanh Hoá.

Ngô Chấp

Giám sinh Thiệu Thắng Hấu,

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Trinh Chấp

     Tiến sỹ 1478,

Người thôn Xuân Lôi huyện Yên Phong phủ Từ Sơn  tỉnh Hà Bắc,nay là xã Thuỵ Lâm huyện Đông Anh ,Hà Nội, đỗ Tiến sỹ khoa Mậu Tuất niên hiệu Hồng Đức thứ 9 (1478), làm quan đến chức Tả Thị lang Bộ công.

     Ngô Đình Chất (Ngô Đình Oánh)-(1686-…)

Tiến sỹ Xuyên Quận công,

36 tuổi đỗ Tiến sỹ khoa Tân Sửu niên hiệu Bảo Thái thứ 2 (1721)đời Lê Dụ Tôn, giữ các chức Đô ngự sử Bồi tụng, làm Tán lý quân vụ trong đạo quân đi đánh dẹp Nguyễn Hữu Cầu,thua trận bị cách chức, sau được phục hồi thăng dần lên chức Công bộ Thượng thư, tước Nhuệ Xuyên Hầu, Xuyên Quận công. Ông người chi ất họ Ngô Thì làng Tó xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì, Hà Nội ,vào đời 29,con trai Hộ bộ Tả Thị lang Thế Hiển Hầu Ngô Chi Thất, em Thượng thư Tham tụng Huy Quận công Ngô Đình Thạc( Tiến sỹ năm 1700).

      Ngô Sỹ Chất

Văn Phương Nam, đời 30

Ngô Tùng Châu

     Ninh Hòa Quận công,

Năm 1789 làm Điền tóan,1798 Lễ bộ Thượng thư (Chúa Nguyễn),phụ đạo Đông cung,1799 cùng Võ Tánh giữ thành Bình Định.Tháng 5 năm 1801 thành Bình Định bị quân Tây Sơn vây hết lương,Quận công Võ Tánh và Lễ bộ Thượng thư Ngô Tùng Châu tuẫn tiết.Tháng 12 năm 1804 được vua Gia Long cấp 50 từ phu và 75 mẫu tự điền để tế tự. Năm thứ 12 niên hiệu Gia Long (1813) được tặng phong Ninh Hòa Quận công .

Người  thôn Thái Thuận xã Cát Tài huyện Phù Cát tỉnh Bình Định.

Ngô Chi

Hưng Quận công,

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

Ngô Chi

      Thái bảo Tây Giang Hầu,

Thiếu úyLương Quận công,

Có bản viết Ngô Dương,con thứ Thái bảo Dực Quốc công Ngô Thế Bang,anh trai Thái bảo Dực Quốc công tên Ngô Bạt (tự Bản,tự Cảnh Cao)  và Diễn Giang Hầu Thắng Quận công Ngô Tùng.

Tự Bình,Đô đốc Thượng tướng quân,thuỵ Trung Mẫn Thượng sỹ. Mất 22 tháng 7, táng ở xứ Lộc Đàm.

Bà họ Nguyễn hiệu Từ Nhân phu nhân, mất ngày 2 tháng 3 táng tại xứ Đồng Kênh.

Sinh ba trai ở biệt quán:Ngô Thê,Ngô Thâu,Ngô Bình.

     Ngô Đình Chí   (1867-1939)

Người họ Ngô Thịnh Mỹ huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá, đỗ Tú tài khoa Bính Ngọ 1906,  44 tuổi đổ Phó bảng khoa Canh Tuất niên hiệu Duy Tân thứ 4 (1910), ra làm Hành tẩu Bộ lại,Tri phủ Quảng Trạch,Tri phủ Quảng Ninh.

     Ngô Lập Chi   (1888-1968)

Họ Ngô Bái Dương xã Nam Dương huyện Nam Ninh Nam Định,hiệu Bái Đình,25 tuổi đỗ Cử nhân khoa Kỷ Dậu 1909 niên hiệu Duy Tân, cháu nội Tiến sỹ Ngô Thế Vinh.

     Ngô Thì Chí  (1753-1788)

Dụ trạch Bá,

Tên chữ là Học Tốn, hiệu là Uyên Mật, là người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội).

Ông là con trai thứ hai của Ngô Thì Sĩ, và là em ruột Ngô Thì Nhậm. Thi Hương, ông đỗ Á nguyên , làm Bình chương Thiêm thư Thiểm sự Nội Hàn viện,truy phong Dụ trạch Bá, là cận thần của vua Lê Chiêu Thống. Là một trong các tác gia Ngô gia Văn phái,ông viết 7 hồi đầu trong tập Hoàng Lê nhất thống chí,Học phi thi văn tập,Thi tập.

Khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà lần thứ hai (1788), Ngô Thì Chí chạy theo vua Lê Chiêu Thống. Lúc bấy giờ ông có dâng lên nhà vua bản Hưng trung sách (Sách lược trung hưng), bàn kế khôi phục nhà Lê.

Sau đó, nhà vua bèn phái ông lên Lạng Sơn (nơi cha ông làm Đốc trấn trước đây) chiêu mộ quân để chống lại quân Tây Sơn, nhưng ông đi tới huyện Phượng Nhỡn thì ốm nặng và mất ở huyện Gia Bình (Bắc Ninh) năm 1788. Khi ấy, ông mới 35 tuổi.

Ngô Tử Chí

     Trung Quận công,

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

Ngô Viết Chí

Diên Lộc Bá,

họ Ngô Thanh Thủy

Ngô Chỉ

Ty Lộc Bá,

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Tri Chỉ

Thuỷ tổ họ Ngô An Duyên, xã Tô Hiệu huyện Thường Tín thành phố Hà Nội. Con trai ông Ngô Phúc Thắng,tướng thất trận ở miền tây, mẹ con về ở đây sinh cơ lập nghiệp,đến nay 12  đời,chưa rõ gốc.

     Ngô Chiểu

Diễn Đức Hầu,

Thượng tướng quân Hữu Hiệu điểm,quản Cẩm y vệ Diễn Đức Hầu,thụy Trung Chính Thượng sỹ,con trai trưởng Thuỵ Quận công Ngô Văn Bính, Thuỷ tổ họ Ngô Nhì Đồng Phang huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá,mất ngày 18 tháng 11.

Bà Lê tThị Thục hiệu Từ Tráng Phu nhân,mất ngày 27 tháng 9,táng ở xứ đồng Nhảy.Bà kế thất Ngô Thị húy Uyển,hiệu Từ Đức Phu nhân,mất 18 tháng 12,táng ở xứ đồng Nhảy.

     Ngô Chiểu

Diễn đức Hầu,

Con trưởng Ngô Phúc Trường, cháu nội Khiêm Quận công Ngô Phúc Lâm, đời thứ 32 chi 9,họ Ngô Trảo Nha huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh, làm Tri huyện huyện Gia Bình.

Ngô Chính

Hùng Quận công,

Con trưởng Thái bảo Hán Quốc công Ngô Lan và bà Đào Thị Ngọc Triệt,cháu Thái úy Diên ý Dụ vương Ngô Từ,anh Diễn nghĩa Vương Ngô Tông.(Thất truyền).

     Ngô Cương Chính

Thuỷ tổ họ Ngô làng Mộ Đạo huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình ,tức cụ Thái Bộc,tồn nghi Cương Dũng Hầu Ngô Phúc Cương;con Ngô Phúc Thọ,cháu Nhuận trạch Hầu Ngô Đình Quyền, thuộc dòng Ngô Tiến Vinh, phân chi từ Tống Văn.

     Ngô Khắc Chính

Thuỷ tổ họ Ngô Khắc làng Vay xã Xuân Khánh huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá,nguyên quán tỉnh Hải Dương thiên cư vào làng Vay đến nay 12 đời. Một phái sang ở Xuân Phú cùng huyện.

Ngô Lê Chính

Thái bảoVinh Quốc công,

Họ Ngô Phạm Xá,xã Yên Nhân huyện Ý Yên tỉnh Nam Định.Đời 21.

Ngô Pháp Chính

Văn Duệ Hầu,

Con Thái phó Thiết nham Hầu Ngô Nhân Tông,cháu Thái phó Đoan Quận công Ngô Nhân

Duyên,đời 23 dòng Huệ Quốc công Ngô Nạp huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.

Sinh Mậu Ni Hầu Ngô Thuần Lương.

     Ngô Phúc Chính

Thuỷ tổ họ Ngô Hưng Để xã Nam Lợi huyện Nam Ninh tỉnh Nam Định.

Tồn nghi là con Đông Phú Hầu Ngô Văn Phong ở Đồng Phang tỉnh Thanh Hóa.

Ngô Thủ Chính

Chỉ huy sứ (hàm Tùng Tam phẩm)

     Ngô Văn Chính  (1597…)

     Tiến sỹ,

Cháu nội Tiến sỹ Ngô Mậu Du ,cháu huyền tôn Hoàng giáp Ngô Văn Phòng,tằng tôn Tiến sỹ Ngô Mậu Đôn , người xã Phù Vệ huyện Đường Hào (sau đổi Mỹ Hào),nay là xã Quang Vinh huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên.

Đệ Tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân, khoa Đinh Sửu niên hiệu Dương Hoà thứ 3 triều Lê Thần Tôn (1637),làm Phủ doãn phủ Phụng Thiên.

     Ngô Văn Chính

Họ Ngô Vọng Nguyệt huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh,con trai Ngô Lãn Nhân, cháu nội Tiến sỹ Ngô Ngọc, nho sinh trúng thức, làm Thần vũ Tứ vệ Lục sự,sinh Hoàng giáp Ngô Nhân Trừng Thái uý Nghị Quốc công nhà Mạc, ba Giám sinh và một  nho sinh (đều thất truyền).

     Ngô Phúc Chung (Phúc Trung)

Đồng Dương Hầu,

Giám sinh,con Sùng Quốc công Ngô Xuyến,cháu Đô đốc Ngô Đam,tằng tôn Hưng Quốc công Ngô Kinh,có bản ghi tước Hoa Dương Hầu.

Thuỷ tổ họ Ngô Ngọc Giả huyện Nam Ninh tỉnh Nam Định.

     Ngô Chuyên

Thiệu Phương Bá,

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Quang Chước

Người xã Yên Lạc huyện Văn Giang,nay là Mỹ Văn tỉnh Hưng Yên,con Ngô Quang Diệu, em Ngô Quang Huy, cha con anh em đều thi đỗ Cử nhân thời Gia Long.

     Ngô Chương

  ( Xem Lý Thường Hiến)

     Ngô Thông Chương

Giám sinh, làm Tri phủ,người họ Bái Dương xã Nam Dương huyện Nam Trực tỉnh Nam Định.

     Ngô Văn Côi

Thuỷ tổ họ Ngô Văn làng Văn Xá xã Hương Văn huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên- Huế, đến nay 17 đời.

Ngô Côn

     Thiệu Phương Bá,

Tự Phó, con Ngô Đoá, người Đồng Phang,dòng Ngô Khắc Cung, Hoằng tín Đại phu Thái thường tự khanh ,Thiệu Phương Bá,bà họ Lê sinh Ngô Điếm, Ngô Sum.

     Bồ Đốc Công (Ngô Bồ Đốc)

Thuỷ tổ họ Ngô Vi làng Tó xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì,Hà nội. Con cháu đến nay 25 đời. Không rõ tên huý,theo phả họ Ngô Vi,lúc còn nhỏ ông thất lạc sang đất Trung Quốc, sau vài chục năm trở về  xã Tả Thanh Oai ,trước ở thôn Tây,sau dời về làng Tó ,làm ông lang đông y, con cháu về sau phát triển đông đúc,nhiều chi phái  thiên cư đi nhiều nơi.Ông sống vào thời cuối Trần, tồn nghi là một trong những người họ Ngô thuộc dòng Ngô Bệ,gặp nạn chạy lánh nạn,phả cũ chép là chạy lánh nạn “Loạn Quảng Công”(?).

Vỵ Quận công

(không rõ tên), con thứ Tứ Quận công Ngô Phúc Tịnh và bà Lê Thị Đệ .

Bà là Quận chúa họ Trịnh sinh hai con trai:

Ngô pPhúc Diên Diên Quận công,Thuỷ tổ họ Ngô Tam Đa nay ở xã Quang Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh và Đề đốc Lý Quận công (thất truyền).

Dòng Diên Quận công phân chi  họ Ngô An Lộc và họ Ngô Yên Lai.

     Ngô Đình Cơ (mất 1725)

Phan long Hầu,

Huý Dương,thuỵ Phúc Tộ, bà Lê Thị Thuyết .Ông là con thứ Đằng Giang Hầu Ngô Tiến Vinh ,đời 28 dòng Nam Quận  công Ngô Khắc Cung,mất 28 tháng 4 năm Ất Tỵ 1725.

Sinh Ngô Đình Bốn,Ngô Đình Lưu, nay là thuỷ tổ  hai chi họ Ngô ở Thanh Hoá.

     Ngô Phúc Cơ

Thuỷ tổ dòng họ Ngô Thì,Ngô gia Văn phái.Nguyên có tên là Ngô Sử Hậu (Nậu),con trai Thanh Quốc công Ngô Khế,sau vụ án Lệ Chi Viên, là một trong sáu người  con Ngô Khế phải đổi tên đi lánh ẩn,mà phả cũ gọi là “Cư biệt quán”.Ông về làng Tó xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội ,cho đến nay đã gần 20 đời.

      Ngô Sỹ Cơ

Thuỷ Tổ họ Ngô An Nông xã Nam Tiến huyện Nam Ninh tỉnh Nam Định.Thường gọi Cụ Xứ Đồ, con trai Đằng Giang Hầu Ngô Tiến Vinh,vào đời thứ 28. Tại đây Đằng Giang Hầu có hai bà vợ đều họ Nguyễn, mỗi bà sinh một con trai, ngưòi sinh trước có tên Ngô Bá Dương,thường gọi Ấm Dương,người sinh sau tên là Sỹ Cơ tức Cụ Xứ Đồ . Cả hai người trùng tên tự và huý với  Ngô Đình Cơ huý Dương. Xưa nay họ An Nông chỉ biết Ngô Tiến Vinh tức Ngô Tiến Triều chỉ có hai con trai ở An Nông.Phả các họ dòng dõi Ngô Tiến Vinh ở Thanh Hoá và Thái Bình cũng chỉ ghi chép  bốn người con trai sinh ở Thanh Hoá là Ngô Đình Quý,Ngô Đình Quyền, Ngô Đình Cơ, Ngô Đình Lộc,cũng vì thế mà xưa nay không có quan hệ đi lại giữa hai bên tuy là họ anh em.

     Ngô Viết Cơ

Ý Sơn Bá,

họ Ngô Thanh Thủy xã Thủy Thanh huyện Hương Thủy,Thừa Thiên –Huế

    

     Ngô Tòng Củ

Hòang giáp,

Người xã Hà Vĩ huyện Đông Ngàn phủ Từ Sơn, nay là thôn Hà Lồ xã Liên Hà huyện Đông Anh thành phố Hà Nội. Đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ xuất thân(Hòang giáp), khoa Giáp Tuất năm Hồng Thuận thứ 6 (1514) triều Lê Tương Dực, làm quan đến chức Lễ bộ Tả Thị lang.

     Ngô Cung (1557-…)

     Hòang giáp,

Tự Cẩn Trai, hiệu Phục Hiên tiên sinh, người họ Ngô làng Nứa xã Chi Nê huyện Chương Đức, nay là xã Trung Hoà huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội, con Ngô Bì .

27 tuổi đỗ Hoàng giáp năm Quý Mùi niên hiệu Diên Thành thứ 6 triều Mạc Mậu Hợp (1583).Ứng chế và thi khoa Đông các đều đứng hàng đầu,làm Đông các Đại học sỹ triều Mạc,tước Nam,sau theo về nhà Lê -Trịnh.

Sinh Ngô Trần,nho sinh trúng thức ,Triều liệt đại phu, Tri huyện Tứ Kỳ có con là Ngô Khuê Thám hoa 1661, Ngô Cầu  đỗ Tiến sỹ 1670.

     Ngô Doãn Cung

Họ Ngô Diên Phước xã Hề Triền,Bình Định.Cử nhân khoa Tân Sửu 1841 niên hiệu

Thiệu Trị.

   Ngô Khắc Cung (1452-1541)

Thái phó Nam Quận công,

Con trưởng Ngô Khế, quê Đồng Phang huyện Yên Định ( nay là xã Định Hoá huyện Thiệu Yên tỉnh Thanh Hoá ).Ông sinh năm Nhâm Thân 1452, mất ngày 10 tháng giêng năm Tân Sửu 1541.

Hiệp mưu thuần tín tá lý đồng đức Hoàng tôn Công thần, Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu tham dự triều chính,gia thụ Đặc tiến Khai phủ kim tử Vinh lộc đại phu ,Đông Bình chương Quân quốc Trọng sự, Thượng Trụ quốc,gia Thượng Trí,Đông quân Đô đốc phủ Tả Đô đốc Chưởng phủ sự,Thái phó Nam Quận công,thuỵ Sùng Nghị Thượng sỹ.

Làm tướng thời Lê sơ,khi Mạc cướp ngôi nhà Lê, anh em ông đưa quân bản bộ về quê Yên Định lo việc phù Lê diệt Mạc cùng Lê Ý được vài năm. Lê Ý thất bại, anh em ông cùng Nguyễn Kim xây dựng lực lượng phù Lê, sau ngày chiếm lại được huyện Lôi Dương,ông bị bệnh từ trần ngày 10 tháng giêng năm Tân Sửu 1541.

Ông là người trung dũng trụ cột của vương triều, trong thì phò thiếu chúa, ngoài lo việc quân cơ, công nghiệp trung hưng anh em ông là người xướng lên trước.

Bà Thái bình Trường quốc Công chúa Lê Thị Ngọc Phiến, hiệu Bà Dịch Quận phu nhân. Bà người thôn Dựng Tú, con gái Sấm Thọ Hầu Lê Đài(Hùynh), mất ngày 24 tháng 9, mộ ở tang Đào ao xã Sinh Dược huyện Gia Viễn, gần sơn lăng, có đền thờ trên đỉnh núi (do họ ngoại phụng tự) .

Sinh Tham đốc Triều An Hầu Ngô Diệp, con gái Ngô Thị Ngọc Phỉ lấy Dũng Quận công, Ngô Thị Ngọc Phương lấy Uy Quận công.

     Ngô Mậu Cử

Con Ngô Tiến Gián ,đời 26 họ Ngô Trí huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An ( nguyên là xã Lý Trai huyện Đông Thành ), thi trúng Tứ trường cùng Ngô Trí, làm Tri châu châu Minh Linh (nay là Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị ), vợ con ở lại không về.

Ngô Cửu

Tiến sỹ,Thượng thư,Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân.

D

     Ngô Thị Ngọc Dao (1420 -1496)

Quang Thục Hoàng Thái hậu,

Con gái Chương Khánh Công Ngô Từ, đời thứ 20, Tiệp dư,chị là Cung phi Ngô Thị Ngọc Thung,cả hai đều là vợ Lê Thái Tôn, vào cung năm 1436, sinh Công chúa Hương Long (chết trẻ) và Lê Tư Thành tức vua Lê Thánh Tôn, kỵ ngày 26-3 ( nhuận ), mộ táng ở xã Phụng Công huyện Đức Quang.

Lê Thánh Tôn dựng Thuần Mẫu đường thờ tiên tổ bên ngọai (họ Ngô), dựng điện Thừa Hoa để Hòang Thái hậu thay áo,sau trở thành nơi thờ Bà. Ngày nay đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá (tại xã Định Hoà huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá )

 

     Ngô Tuấn Dị (1655-…)

Tiến sỹ,

Họ Ngô Thì làng Tó xã Tả Thanh Oai,nay là thôn Tả Thanh Oai xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì ,Hà Nội, đời thứ 28, con trai Kiên Thọ Hầu Ngô Phúc Tiến (Ngô Đức Tuấn). Đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn niên hiệu Chính Hoà thứ 9 năm 1688, đời Lê Hy Tôn, làm đến chức Hàn lâm viện Hiệu thảo,Thị lang.

Ông làm quan ở trấn Sơn Nam được nhân dân kính trọng lập đền thờ (tại xã Xuân Dương huyện Xuân Thuỷ tỉnh Nam Định, cùng đền thờ bảy tướng họ Ngô khác ).

Nhân dân truyền tụng câu:”Tuấn Cung, Tuấn Dị, hữu nhị vô tam “.(Tuấn Cung là anh Tuấn Dị ,đỗ Cử nhân làm Tri huyện).

Họ Ngô Thì có bảy Đại khoa liên tiếp, Ngô Tuấn Dị là người mở đầu Đại khoa họ Ngô Thì Tả Thanh Oai.


     Ngô Dịch

Tiến sỹ,Lĩnh Hải Nam,Thượng thư,

Đệ tam giáp ĐồngTiến sỹ xuất thân khoa Bính Thìn niên hiệu Quang Bảo thứ 2(1556) đời Mạc Phúc Nguyên, con trai Trạng nguyên Ngô Miễn Thiệu, cháu nội Bảng nhãn Thái bảo Ngô Thầm, em Tiến sĩ Ngô Diễn, dòng Ngô Hải Sơn từ Thanh Hoá thiên cư ra xã Tam Sơn huyện Đông Ngàn ( nay là xã Tam Sơn thị xã Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh), đời thứ 25, làm Lại bộ Tả Thị lang, tăng Thượng thư,tước Lĩnh Hải Nam, sinh Ngô Huyền Sơn,Ngô Nghị Trai.Sau ngày nhà Mạc thất thế, con cháu thiên cư về ở huyện Kim Anh, nay là huyện Đông Anh, Hà Nội, có phái vào Anh Sơn Nghệ An, Vĩnh Lộc Thanh Hoá.

     Ngô Đình Diệm  (1901-1963)

Thượng thư,

Quê xã Đại Phong huyện Lệ Thuỷ tỉnh Quảng Bình, con trai Thượng thư Ngô Đình Khả một đại thần triều Đồng Khánh,Thành Thái,Duy Tân nhà Nguyễn.

Ngô Đình Khả thuộc chi X dòng họ Ngô gốc Trảo Nha tỉnh Hà Tĩnh.Tiên tổ Khanh tướng Hầu Ngô Phúc Triều,con trai thứ 10 Tào Quận công Ngô Phúc Vạn, trấn thủ Bến Trọng ( thời Lê Trịnh ) vợ con ở lại không về, lập nghiệp ở xã Phổ Trạch huyện Lệ Thuỷ.

Thân sinh Ngô Đình Khả  theo đạo thiên chúa, gặp lúc phong trào “Bình Tây sát tả” thời vua Tự Đức ở Phổ Trạch ít người công giáo, sợ bị tàn sát, ông di vào xã Đại Phong,nơi có cơ sở công giáo mạnh.

Thuở nhỏ bố làm quan, ông học ở Huế, xuất thân Hậu bổ năm 1918. Năm 1920 ra làm quan, trong khoảng thời gian hơn 10 năm lên đến chức Tuần phủ Bình Thuận(Tòng Nhị phẩm). Năm 1933 được cử làm Thượng thư Bộ lại trong Nội các Bảo Đại. Năm 1934 từ chức vì tranh chấp với Phạm Quỳnh và mâu thuẫn với Pháp, gia nhập phe Cường Để. Sau cách mạng tháng 8 ở Đà Lạt cùng em trai là Ngô Đình Nhu. Năm 1950 sang Mỹ. Năm 1954 được Bảo Đại mời về làm Thủ tướng. Năm 1955 lên làm Tổng thống Cộng hòa Việt Nam (miền nam Việt Nam).

Ngày 2-11-1963, Ngô Đình Diệm cùng Ngô Đình Nhu bị các thế lực khác do Mỹ dàn dựng chỉ đạo giết chết trong một cuộc đảo chính quân sự.

     Ngô Phúc Diên

Diên Quận công,

Con trai Vỵ Quận công,cháu Tứ Quận công Ngô Phúc Tịnh,đời thứ 28 dòng Ngô Nước Trảo Nha.Bà là Quận chúa họ Trịnh,sinh Ngô Phúc Cẩm Thuận Lộc Hầu,Ngô Phúc Thuận Phó Trung úy Chân Lộc Hầu và Tại Bá Hầu Chánh Đội trưởng(không rõ tên).

Thuỷ tổ dòng họ Tam Đa, An Lộc, Yên Lai thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

   

     Ngô Diễn

Tiến sỹ,Nhân Sơn Bá,Thượng thư,

Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân, khoa Canh Tuất niên hiệu Cảnh Lịch thứ 3(1550) đời Mạc Phúc Nguyên, con Trạng nguyên Ngô Miễn Thiệu, cháu nội Bảng nhãn Thái bảo Ngô Thầm, anh Tiến sỹ Ngô Dịch, họ Ngô- Tam Sơn dòng Ngô Hải Sơn,đời thứ 25, làm quan đến Gia hành Đại phu, Hàn lâm viện Thị giảng, Lễ bộ Tả Thị lang, Lễ bộ Thượng thư, Kim tử Vinh lộc đại phu, tước Nhân Sơn Bá. Sau ngày nhà Mạc thất thế con cháu thất tán,dòng dõi thất truyền nhiều đời, nay chỉ liên lạc được vài gia đình ở Tam Sơn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, ở trông coi phần mộ.

     Ngô Đức Diễn

Con trai Ngô Huệ Liên, em Tiến sỹ Ngô Đức Kế, dòng Ngô Nước Trảo Nha, đời thứ 34, đỗ Diplome, dạy học ở trường Vinh Nghệ An, sáng lập viên Đảng Phục Việt,Tân Việt cách mệnh Đảng, năm 1929 bị Pháp bắt đày Lao Bảo, sau quản thúc ở Huế, mấy năm sau mất ở Huế, chưa có vợ con.

     Ngô Phúc Diễn

Diễn Phái Bá,

Con trai Phái Trung Hầu, cháu nội Thuyên Phái Hầu, đời thứ 31 phái 4 chi 5 họ Ngô Trảo nha, sinh Ngô Đức Hồng Cử nhân,có cháu là Hoàng giáp Ngô Đức Bình.

    Ngô Phúc Diễn (1770-1838)

Diễn Võ Bá,

Tự Pháp Nghĩa,con trai thứ 5 Hòanh Quận công Ngô Phúc Phương và bà Á Quận quânTrương

Thị Từ Thiên  ,tiểu phái 3 phái trưởng chi 5, đời 33 họ Ngô Trảo Nha Hà Tĩnh

dòng Ngô Nước, Thủy tổ phái nội thành Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Bốn,con gái Đại vương Nguyễn lang Linh đường,

Sinh Ngô Phan,Ngô Đào,Ngô Dương,Ngô Uông(vt),Ngô Thị Lê,Ngô Thị Trần,Ngô Thị Ngoan.

Ngô Phúc Diễn

     Hòanh đài Tuyên phủ sứ,Thập tam đạo Giám sát Ngự sử, Quang lộc Đại phu,

Con Ngô Phúc Quảng hiệu Tổ Khánh Tiên sinh,Quốc tử giám Học quan.

Thuộc họ Ngô Vi  Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì ,Hà Nội.Thuỷ tổNgô Bồ đốc hiệu Tu đức trọng đạo Tiên sinh.

Bà Từ Nhân Phu nhân,sinh Ngô Chân Tính.

     Ngô Viết Diễn

Phú Nghĩa Hầu,

Họ Ngô Bách Tính xã Nam Hồng huyện Nam Ninh tỉnh Nam Định, đời thứ 26, con thứ An Xá Bá Ngô Viết Bút, sinh năm con trai ,và một con gái được phong Kính tín Công chúa.

Là Tiên tổ chi 4 họ Ngô Trảo Nha ,Hà Tĩnh.

     Ngô Văn Diệp

Triều An  Hầu,

Con trai Nam Quận công Ngô Khắc Cung, cháu Thanh Quốc công Ngô Khế, đời thứ 22. Tham đốc Thân quân Tứ vệ quân vụ sự, Dương võ uy dũng Công thần,Thượng tướng quân,   thuỵ Hiền Hành Thượng sỹ, kỵ 27-10.

Bà Nguyễn Thị Ba hiệu Từ An Phu nhân,sinh Ninh Quận công Ngô Đình Tú.

     Ngô Đăng Diệp

     Thái bảo Ân Quận công,

Tự Văn Quyền,Tham đốc,con trai Thái úy Trụ Quận công Ngô Đăng Thực, sinh Ngô Đăng Điểm.Vào đời 28 họ Ngô Đồng Phang, dòng Thái bảo Dực Quốc công Ngô Thế Bang.

     Ngô Thị Ngọc Diệp

Á Quận quân

Hiệu Ngọc Phúc, con gái Dụ Vương Ngô Từ,lấy Thái phó Đình Thượng Hầu Trịnh Khả  người xã Kim Bôi huyện Vĩnh Lộc ,Thanh Hoá.

    Ngô Trọng Diêu

Hương cống,

Đặc tiến Vinh lộc đại phu,Hữu Tham chính Kinh Bắc,thăng Tiến triều Lạng Sơn Kinh Bắc Tỏan trị Thừa chính sứ Chân Trung Bá, sinh Ngô Bá Tiệp,Ngô Bá Lạp,Ngô Trọng Quê,Ngô Thúc Hùynh,Ngô Thúc Cơ,Ngô Thúc Hồng,Ngô Trần Thực(Tiến sỹ 1760), Ngô Danh Động.

Con trai Khương Vũ Hầu Ngô Viết Khiêm,cháu Tòan Nghĩa Hầu Ngô Viết Ngạn,vào đời 28,dòng Tây Quận công Ngô Công Tín,họ Ngô Bách Tính.

Ngô Bá Diệu

Diệu Đức Hầu,

Con Ngô Bá Thuần, cháu Ngô Bá Luận Liên hoa Phủ quân,đời 26 họ Ngô Ngọc Giả ,Nam Ninh tỉnh Nam định,dòng Đô đốc Thượng tướng quân Ngô Đam.,

Sinh Ngô Bá Hàn,Ngô Bá Dinh,Ngô Bá Cẩm.

     Ngô Công Diệu

Thuỷ tổ họ Ngô Công phường Trường An thành phố Huế, đến nay 18 đời.

     Ngô Quang Diệu

Cử nhân khoa Kỷ Mão 1819 đời Gia Long,quê xã Yên Lạc huyện Văn Giang, làm Tri phủ, sinh Ngô Quang Huy, Ngô Quang Chước.

     Ngô Quang Diệu

Họ Ngô Vọng Nguyệt huyện Yên Phong ,nay là xã Tam Giang huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.

Đỗ Cử nhân khoa Bính Ngọ 1846, Phó bảng khoa Kỷ Dậu 1849 đời Tự Đức năm thứ 2.

     Ngô Xuân Diệu  (1916-1985)

Nhà thơ,Viện sỹ thông tấn Viện Hàn lâm,

Là nhà thơ,nhà lý luận và phê bình,con Tú tài Ngô Xuân Thụ, cháu nội Tú tài Ngô Phúc Bổn,vào đời 39,phái Trưởng chi 5 họ Ngô Trảo Nha dòng Ngô Nước.Tốt nghiệp trường Cao đẳng thương mại, làm việc ở Sở thương chánh Đà Nẵng, say mê làm thơ và nổi tiếng tài hoa.

Sau cách mạng tháng 8 là Đại biểu Quốc hội khoá 1 ( 1946-1960 ), Viện sỹ thông tấn Viện hàn lâm khoa học CHDC Đức.Mất ngày 18-12-1985, không có vợ con.

     Ngô Hiển Doãn

Họ Ngô Tương Nam huyện Nam Ninh tỉnh Nam Định,con Ngô Danh Văn,cháu Ngô Thế Khả,dòng họ Bái Dương dời sang ở Tương Nam, vào đời thứ 28, đỗ Hương cống khoa Quý Dậu niên hiệu Gia Long thứ 2(1803), làm Tri huyện Gia Lộc, Đồng Tri phủ Nam Sách, thăng Viên ngoại lang, mất năm 80 tuổi.

     Ngô Quý Doãn  (1877-…)

Quê xã Hội Phụ huyện Đông Ngạn tỉnh Bắc Ninh. Đỗ Cử nhân khoa Canh tý (1900) triều Thành Thái.

 

     Ngô Văn Dõan

     Hải Dật Hầu,

Chánh đội trưởng Hải Dật Hầu, con thứ Ngô Văn Minh,cháu Thành Lộc Hầu Ngô Gia Cẩm ,đời 27 dòng Thái phó Nam Quận công Ngô Khắc Cung;

     Ngô Bộ Doanh

Con Ngô Xuân Đỉnh, em Ngô Bích Lan, xã Đông Hỷ huyện Thọ Xương, Hà Nội, Cử nhân khoa Bính ngọ (1906 ) triều Thành Thái.

     Ngô Mậu Du

     Tiến sỹ,

Con trai Tiến sĩ  Ngô Mậu Đôn, cháu Hoàng giáp Ngô Văn Phòng, ông nội Tiến sĩ Ngô Văn Chính, họ Ngô xã Phù Vệ huyện Đường Hào,sau đổi Mỹ Hào, nay thuộc xã Quang Vinh huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên. Đệ Tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Ất Sửu niên hiệu Thuần Phúc thứ 4 thời Mạc Mậu Hợp (1565), làm Giám sát Ngự sử.

Ngô Thì Du (17721840),

Tự Trưng Thủ,hiệu Văn Bác,là cháu gọi Ngô Thì Sĩ bằng bác ruột. Ngô Thì Du có chí học tập và học giỏi, nhưng không may mắn trong khoa hoạn. Mãi đến năm ông 40 tuổi, triều đình nhà Nguyễn xuống chiếu về việc tiến cử người tài,ông được bổ Đốc học Hải Dương. Nhưng chẳng bao lâu sau, ông xin được từ chức, về ở quê nhà. Tác phẩm chính của Ngô Thì Du là Trưng Phủ công thi văn gồm 76 bà. Ông là người viết 7 hồi trong phần tục biên của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí..

     Ngô Sách Dụ (Sinh 1640)

Tiến sỹ,

Dòng Tiến sỹ Ngô Gia Mưu,  ở xã Tam Sơn huyện Đông Ngàn,nay là thôn Tam Sơn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh .Con trai Riến sỹ Ngô Sách Thi, anh Tiến sỹ Ngô Sách Tuân,bác Thám hoa Ngô Sách Tố(Ngô Sách Hân). Thi Hương đỗ Giải nguyên, 25 tuổi đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Trị thứ năm thứ 2(1664) triều Lê Huyền Tôn, làm Thiếu doãn phủ Phụng thiên.

     Ngô Nhật Dụ

Đại nho gia,

Khỏang thế kỷ thứ 8, thời thuộc Đường,con Triệu tổ Ngô Nhật Đại, Tằng tổ Ngô Vương Quyền. Đại nho gia đầu tiên của họ Ngô Việt Nam, làm Liêu tá trong Phủ Đô hộ thời thuộc Đường.

     Ngô Thế Dụ

     Tiến sỹ,

Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442) đời Lê Thái Tông, làm quan đến chức Hộ bộ Tả Thị lang, người xã Khê Mỹ huyện Kim Hoa phủ Bắc Giang, nay là xã Nguyên Khê huyện Đông Anh, Hà Nội.

     Lê Ngô Duệ

Họ Lê Ngô Thuỵ Phương, huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội. Nguyên họ Ngô dòng Ngô Nước Trảo Nha huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh,cháu Vỵ Phái Hầu,thời Tây Sơn ra bắc, đổi họ Lê lánh nạn về làng Lang Điền huyện Yên Sơn trấn Sơn Nam,nay là xã Thuỵ Phương huyện Chương Mỹ,Hà Nội,thuộc phái 4 chi 5 họ Ngô Trảo Nha,vào đời 31,sinh Cử nhân Lê Ngô Cát.

     Ngô Dũng

Đô đốc Thượng tướng quân,

     Ngô Bá Dũng

Thuỷ tổ họ Ngô Thị Cầu, huyện Từ Liêm,Hà Nội, thuộc chi ất họ Ngô Thì xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội,thiên cư trên 10 đời,trong họ có Trúc khê Ngô Văn Triện.

Ngô Cương Dũng

Cương Dũng Hầu,

Có tên Phan Phúc Cương,tự Cương Lễ,có sức khỏe,huấn luyện Võ tướng Cấm quân,cháu Nhuận Trạch Hầu Ngô Đình Quyền,con Ngô Phúc Thọ, về ở Tống Văn đổi sang họ Phan.Thủy tổ họ Ngô Mộ Đạo xã Vũ Bình huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình,có em trai Uy Dũng Công Phan Khắc Khoan và Phú Vinh Hầu Phan Chính Đức.

    Ngô Nhân Dũng

Thái úy Trường Quốc Công,

Đang Quận công, Trung hưng Công thần Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân ,Tây quân

Đô đốc phủ Tả Đô đốc Chưởng phủ sự.

Con trai Thái phó Đoan Quận công Ngô Nhân Duyên, cháu nội Huệ Quốc Công Ngô Nạp,

thuộc họ Ngô Đình huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An,vào đời 22.

Bà Phan Thị Ngọc Thương con gái Lai Quận công Phan Công Tích, sinh Quận công

Ngô Phúc Thưởng, Ngô Phúc Viết,Ngô Phúc Đạt,Ngô Phúc Yên.

   Ngô Viết Dũng

Vũ Thắng Hầu,

Con Trung Lộc Hầu Ngô Viết Lễ,cháu Tây Quận công Ngô Công Tín, họ Bách Tính huyện Nam Ninh tỉnh Nam Định,vào đời 23.

Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ ty Đô Chỉ huy sứ Chánh Đội trưởng Vũ Thắng Hầu, thuỵ Phúc Thắng.Thọ 87 tuổi, mất ngày 8 tháng 11,mộ táng ở xứ Đồng Lân xã Du La huyện Thanh Hà trấn Hải Dương.

Bà Vũ thị, húy Ngọc, hiệu Từ Đức Phu nhân,thọ 81 tuổi,mất 25 tháng giêng.

Sinh con trưởng Ngô Viết Chính thụy Trực Tính.Con thứ Ngô Viết Bửu thuỵ Đôn Nghĩa, nho học có công dẹp giặc được cấp 3 mẫu tự điền, mất 17 tháng chạp,sinh con trai Ngô Viết Lập, vô tự.

  Ngô Nhân Duyên

Thái phó Đoan Quận công,

Cháu Diên ý Dụ vương Ngô Từ,con Huệ Quốc công Ngô Nạp,Thủy tổ họ Ngô Đình,

Diễn Yên huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An.

Đoan lộc Đại phu Tây Khê Hầu, tặng phong Đoan Quận công, mất 3-3 âm lịch, mộ ở

Diễn Kỷ,

Sinh Thái phó Thiết Nham Hầu Ngô Nhân Tông,Thái úy Trường Quốc công Ngô Nhân Dũng,

Vạn Quốc công Ngô Thuần Trung,

     Lý Thị Ngọc Dư

Vợ Nam Tấn vương Ngô Xương Văn (Hậu Ngô Vương),mẹ Ngô Nhật Chung Đại điền chủ ở Đổ Động.

     Ngô Bá Dương

Con trai Đằng Giang Hầu Ngô Tiến Vinh ,quê Đồng Phang, sinh ở An Nông, là Thuỷ tổ họ Ngô An Nông  huyện Nam Ninh tỉnh Nam Định .

    Ngô Nhân Dương

Người họ Ngô Vọng Nguyệt huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh,đời thứ 27, dòng Ngô Nguyên, đỗ Cử nhân làm Tri phủ Thông Hoá,con Tiến sỹ Ngô Nhân Triệt,cháu Thái úy Nghị Quốc công Ngô Nhân Trừng,sinh Ngô Nhân Kính tri huyện Hiệp Hòa.

Đ

  Ngô Đà

Hoán Trung Hầu,

Con Ngô Liêm, sinh Ngô Tiến.

  

     Ngô Nhật Đại

Triệu Tổ họ Ngô Việt nam.

Tiên tổ các đời trước phả cũ không ghi chép,có thể là vào thời kỳ chưa có phả.

Quán Ái Châu (vùng thuộc Thanh Hóa ngày nay), sống vào thời cuối đời Đường (Bắc thuộc thế kỷ thứ 8).Sinh con trai Ngô Nhật Dụ làm Liêu tá trong phủ Đô hộ, Cao Tổ của Ngô Vương Quyền.

Phả cũ chép:”Quán Ái châu dĩ nông nghiệp khởi, sinh Ngô Nhật Dụ”.Con cháu dòng dõi đến nay (đầu thế kỷ 21) hơn 40 thế hệ,trên 1300 năm, gồm hàng triệu nhân khẩu, hơn hai trăm chi họ lớn nhỏ cư trú trên khắp mọi miền đất nước Việt nam, ở nước ngoài cũng có hàng vạn người.

Có một thuyết nói rằng: Cụ Ngô Nhật Đại vốn là một Hào trưởng vùng cửa Sót, châu Phúc Lộc thời thuộc Đường, cùng quê với Mai Thúc Loan, giúp Mai Thúc Loan khởi nghĩa.Sau khi thất bại,Mai Thúc Loan rút vào động Khuất Liêu,Ngô Nhật Đại chạy ra châu Ái ẩn náu,sinh cơ lập nghiệp ở đó.

Chú thích: Mai Thúc Loan sinh vào khoảng cuối thế kỷ 7, tại thôn Ngọc Trừng, Hoan Châu, nay thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An. Theo “Việt điện u linh”, Bố Mai Thúc Loan là Mai Sinh, mẹ là Vương Thị nguyên gốc Lộc Hà – Hà Tĩnh, lưu lạc sang vùng Nam Đàn – Nghệ An.

Theo một truyền thuyết, mẹ ông vốn là người làng ven biển Mai Phụ, thuộc Hoan Châu, nay là xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh không chồng mà tự nhiên có mang. Bị dân làng cười chê, bà xấu hổ nuốt nước mắt bỏ làng trốn đi và phiêu bạt tới thôn Ngọc Trừng, Nam Đàn. Ông mang họ mẹ.

 Từ thời điểm đánh chiếm Hoan Châu, lên ngôi vua, củng cố lực lượng, Mai Thúc Loan đã giải phóng toàn bộ đất nước và giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713722), không phải cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo nổ ra và bị dập tắt ngay trong cùng một năm 722 như các tài liệu phổ biến hiện nay.

Tương truyền, con trai thứ ba của ông là Mai Thúc Huy lên ngôi Hoàng Đế tức Mai Thiếu Đế và tiếp tục chống trả các cuộc tấn công của nhà Đường tới năm 723

     Ngô Đại

Giám sinh, Trung Quốc Hầu.

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Đam

Đô đốc Thượng tướng quân,

Con trai thứ tư Hưng Quốc công Ngô Kinh,em Dụ vương Ngô Từ,Công thần Khai quốc nhà Hậu Lê, phong Đô đốc Thượng tướng quân, bà Công chúa Lê Thị Ngọc Thung sinh Sùng Quốc công Ngô Xuyến. Ngô Xuyến sinh Đồng Dương Hầu Ngô Phúc Trung, Thuỷ tổ họ Ngô Ngọc Giả xã Trực Đạo huyện Trực Ninh  tỉnh Nam Định.

     Ngô Đàm

Họ Ngô Cảnh Dương huyện Bình Chánh phủ Quảng Trạch,nay thuộc huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng bình, Cử nhân khoa 1842 triều Thiệu Trị,làm Tri huyện.

     Ngô Đạm  (1880-1953)

Họ Ngô Kế Xuyên xã Bình Trung huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam, vào đời thứ  42. Có tên Nghi Ngô, con trai Ngô Văn Toản , sinh Ngô Hoan,dòng Hào Mỹ Hầu Ngô Phúc Liêu thuộc chi VII ,gốc Trảo Nha Hà Tĩnh. Đỗ Tú tài khoa 1905.

Năm 1897 tham gia phong trào Đông du, 1905 tham gia phong trào Đông kinh Nghĩa thục,

1907 tham gia phong trào xin sưu ở Trung kỳ bị bắt kết án tám tháng tù.Năm 1917 tham gia phong trào Duy tân do cụ Thái Phiên vận động, bị thực dân bắt lần thứ 2. Năm 1928-1938 ứng cử Hội đồng quản hạt Quảng Nam,Nghị viên Nghị viện Trung kỳ trong nhóm Phan Thanh chống thuế tỷ lệ, đòi ân xá chính trị phạm, thi hành luật lao động.

Sau Cách mạng tháng 8 làm Hội trưởng Liên Việt huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam.

     Ngô Văn Đảm

Thuỷ tổ họ Ngô- Đông Cao,xả Tây Tiến huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, vốn người ở Vân Động, thuộc dòng dõi Lý Thường Hiến ( Ngô Chương ), từ làng Ngọc Hà Hà Nội thiên cư. Ông theo Nguyễn Công Trứ lấn biển lập ấp ở La Cao rồi đến Đông Cao, phát triển thành chi họ đến nay có trên 500 nhân khẩu.

Bà Bùi Thị Họat,sinh Ngô Văn Cát.

     Ngô Phúc Đang

Hàn Quận công,

Đồn trưởng đồn Bố Chính, mất tại nhiệm sở,con trai thứ hai Tào Quận công Ngô Phúc Vạn, Tiên tổ Chi II Thổ Sơn xã Trảo Nha huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh(vào đời thứ 28).Được phong tước Quận công năm Vĩnh Trị thứ 3(1678), phong cùng ngày với Đằng Quận công Ngô Phúc Hạp, Phượng Quận công Ngô Phúc Hộ (ba anh em trai).

Sinh: Huân Cơ Hầu Ngô Phúc Huân,

Trạc Võ Hầu Ngô Phúc Kỳ,

Thuật Võ Hầu(không rõ tên).

Ngô Hiển Đạo

Gia hạnh Đại phu,

(Tùng Tam phẩm),hiệu Túc Trai,con Hòang giáp Ngô Bật Lãng, đời 23 họ Ngô Bái Dương,

xã Nam Dương, huyện Nam Trực ,tỉnh Nam Định,dòng Thụy Quận công Ngô Văn Bính.

Bà họ Mai sinh Ngô Huệ Giao,Ngô Huyền Chung.

Ngô Thì Đạo (17321802)

 Hiệu: Ôn NghịVăn Túc,sinh năm Nhâm Tý (1732) tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Ông là con Ngô Thì Ức, là em trai của Ngô Thì Sĩ và là thân sinh của Ngô Thì Du. Thuở nhỏ, ông học với ông nội là Ngô Trân. Lớn lên, ông lên kinh đô Thăng Long học với Tiến sĩ Nhữ Đình Toản.

Năm Quý Dậu (1753), ông đỗ Á nguyên khoa thi Hương.  

Năm Đinh Sửu (1757), ông đỗ Giải nguyên khoa Hoành từ, được bổ chức quan, rồi lần lượt trải các chức sau: Thị giảng Đông cung (1756), Tri huyện Thụy Anh (1758), Đại lý tự thừa (1767), Tri phủ Áng Đô (1767), Hiến đài Sơn Tây (1776), Hiến sát phó sứ kiêm ủy phủ sứ Kinh Bắc (1784)…

Sau đó, ông xin thôi việc quan. Từ năm Bính Ngọ (1786, là năm Nguyễn Huệ ra Bắc dẹp họ Trịnh), cho đến năm Kỷ Dậu (1789, là năm Nguyễn Huệ đánh tan quân nhà Thanh), Ngô Thì Đạo nhiều lần được người của Tây Sơn mời ra làm quan, song ông cứ tìm cách thoái thác.

Ngô Thì Đạo mất tại quê nhà vào tháng 10 năm Nhâm Tuất (1802), thọ 70 tuổi. Lúc này nhà Tây Sơn đã bị nhà Nguyễn đánh đổ, và vua Gia Long đã thu phục được toàn bộ đất nước.

Ngô Thì Đạo sáng tác nhiều, nhưng theo con ông là Ngô Thì Du thì các tác phẩm ấy đã “tản mát quá nửa, nay chỉ còn lại một tập bản thảo làm lúc cuối đời”. Sau, con cháu ông sưu tập thêm làm thành tập Hoành từ Hiến sát Văn Túc công di thảo (Bản thảo để lại của ông Văn Túc đỗ khoa Hoành từ, giữ chức Hiến sát). Ở Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) hiện có bản chép tay .

Ngô Thì Đạo trước sau đều giữ lòng trung với nhà Hậu Lê, dứt khoát từ chối lời mời hợp tác với nhà Tây Sơn, khiến “Trần Văn Kỷ phải phục ông là người là có nghĩa khí”. Tuy vậy, ông cũng không tham gia với nhóm Nguyễn Danh Án, Trần Huy Túc chủ trương sang nhà Thanh cầu viện giúp vua Lê Chiêu Thống khôi phục ngôi vị. Trong Hoành từ Hiến sát Văn Túc công di thảo, ngoài thơ còn có những thư từ gửi cho người thân và các bài điều trần về công việc. Ông tỏ ra hết sức quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của con em trong gia đình, và luôn đề cao đạo Nho, coi đó là một con “đường lớn”. Nhìn chung, qua các tác phẩm của Ngô Thì Đạo, người đọc bắt gặp một con người có hoài bảo, có ý thức trách nhiệm nhưng cũng đầy trăn trở, cái trăn trở của người sinh bất phùng thời, của một kẻ sĩ giữa thời biến loạn  .

 Ngô Tưởng Đạo (1732-1802)

Á nguyên,

Tự Văn Úc,con trai Ngô Thì Ức, em Hòang giáp Ngô Thì Sỹ,chú Phương Quận công Ngô Thì Nhiệm, họ Ngô Thì xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì thành phố Hà nội,vào đời 32. Ông thừa tự bên ngoại họ Tưởng nên lấy ” Tưởng ” làm chữ lót.

Ông thi đỗ Á nguyên 1775, làm Tri huyện Thụy Anh,rồi Tri huyện Anh Sơn, gặp biến cố lớn các triều đại nhà Lê suy sụp,về nhà dạy học,chịu đựng cuộc sống thanh bần, không ra phò vua chúa nào cả, trong lúc sỹ phu Bắc Hà có người phò vua Lê,có người theo Tây Sơn,có người ôm chân quân Thanh và sau thì phò Gia Long nhà Nguyễn. Dòng dõi con cháu nay thành một chi họ Ngô Thì ở xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội.

     Ngô Văn Đạo

Thuỷ tổ họ Ngô Gia -Tam sơn,thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.

Tự Phúc Đạo,hiệu Bá Nghi,tức Ngô Phúc Nhạ,con Chuẩn tường Bá Ngô Phương Viên,vào đời 29,Tiên tổ họ Ngô làng Bình Ngô xã Thiệu Vũ huyện Thiệu Yên tỉnh Thanh Hoá.Cai Hợp thời Lê Hiển Tôn,Tri bạ Vệ Thần sách. Gặp khi chúa Trịnh thất thế bị quân Tây Sơn đánh bại, ông đem một bà vợ về ở xã Tam Sơn, huyện Đông ngàn trấn Kinh Bắc ẩn náu, nay thành Thuỷ tổ họ Ngô Gia ở xã Tam Sơn,thĩ xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh , là chi họ có Ngô Gia Tự (vào đời 35).Chi phái con cháu ở làng Bình Ngô xã Thiệu Vũ huyện Thiệu Yên tỉnh Thanh Hóa, là chi họ có Ngô Doãn Thuyền ,đều là trực hệ.

Bà cả Dương Thị Anh sinh Ngô Thị Nhạc,Ngô Khắc Trạch.Bà thứ sinh 9 con trai gái ở xã Tam Sơn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.

     Ngô Đức Đạt

Người họ Ngô- Hương Mạc thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, đỗ Cử nhân khoa Bính tý 1876 triều Tự Đức, làm Tri huyện.

     Ngô Phúc Đạt

Thái bảo,Bồ Tát Đại vương,

Họ Ngô -Long Linh xã Thọ Trường huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa,vốn là dòng từ Xuân Dục

tỉnh Bắc Ninh cũ thiên cư vào Thanh Hoá vào thế kỷ 15. Thuỷ tổ ở Xuân dục là Ngô Phúc Khánh,

đến đời Ngô Phúc Đạt được lệnh nhà vua vào Thanh Hoá, sau được phong Bồ Tát Đại vương ,

tước Thái bảo, sinh Ngô Phúc Thiện.

     Ngô Phúc Đẩu (1668-1718)

Nhuệ Võ Hầu,

Con trưởng Vinh Quận công Ngô Phúc Thụ,thân sinh Lãng Phương Hầu Ngô Phúc Chánh,

ông nội Đại tư đồ Hoành Quận công Ngô Phúc Phương,vào đời 32, dòng Trưởng Chi 5 họ Ngô Trảo Nha dòng Ngô Nước.

     Ngô Giáp Đậu (1853-1929)

 Con Ngô Thì Giai, sinh tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ; nay thuộc huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội.

Ông thuộc dòng dõi của Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí…Năm 1891, ông thi đỗ cử nhân khoa Tân Mão tại trường thi Hà Nam (tức trường Hà NộiNam Định hợp thi), được bổ làm hành tẩu, sau chuyển sang ngạch học quan từ chức giáo thụ lên đến chức đốc học.

Ngô Giáp Đậu là người suốt đời tận tụy với nghề dạy học và biên soạn sách (đa phần là sách sử). Tác phẩm của ông gồm có:

Hoàng Việt hưng long chí (chữ Hán, soạn từ năm 1899, hoàn thành và đề tựa năm 1904): là một truyện chương hồi, viết về lịch sử xây dựng vương triều Nguyễn, từ Nguyễn Hoàng (1524-1613) đến Gia Long (1762-1820).

Trung học Việt sử toát yếu (chữ Hán, 4 quyển, soạn năm:?, in năm 1911): Tóm lược lịch sử Việt Nam biên niên dành cho bậc trung học.

Đại Nam Quốc túy (soạn năm 1908): tập hợp 1.800 câu thành ngữ, tục ngữ và 600 câu ca dao Việt Nam. Đề tựa và lời dẫn đều bằng văn xuôi Nôm.

Hiện kim Bắc Kỳ địa dư sử (soạn 1908): là cuốn địa lý, lịch sử Bắc Kỳ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

Trung học Việt sử biên niên toát yếu (chữ Hán, soạn năm:?, in năm 1911): Sách giáo khoa tóm lược lịch sử Việt Nam dành cho bậc trung học.

Mạnh học Trung cao đẳng giáo khoa thư (chữ Nôm, soạn năm 1913): Sách giáo khoa mở đầu bậc trung cao đẳng.

Thanh Oai Ngô gia thế phả (soạn năm:?): Gia phả các đời của họ Ngô. Đây là tài liệu quí cho việc tìm hiểu nhiều tác gia của Ngô gia văn phái.

 

     Ngô Đề

Thiếu Úy,

Thời Lê Anh Tôn đến Lê Kính Tôn

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Để(Lê Để)

Đệ nhất Công thần,

Võ tướng giúp Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn,được ban quốc tính họ Lê ,quê huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh,tử trận trước ngày Lê lợi lên làm Vua,truy tặng vào hàng Đệ nhất Công thần, phong làm Phúc thần, cấp ruộng đất cho con cháu. Trải các triều đều được gia phong.

     Ngô Thúc Địch

Họ Ngô- La Khê quận Hà Đông thành phố Hà Nội.Cha con anh em cùng thi đậu, ba anh em đậu Cử nhân cùng khóa khoa thi chữ Hán cuối cùng trường Nam Định năm 1915.

Con Cử nhân Ngô Tân Tiến,em Cử  nhân Ngô Mạnh Nghinh,Cử nhân Ngô Trọng Nhã.Ông lại tốt nghiệp Cao đẳng pháp chính,làm Thông phán Toà sứ tỉnh Thanh Hoá, tham gia Việt nam Quốc dân Đảng.Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái, bị cách chức về quản thúc ở Hà Nội, dạy học ở các trường tư thục.

Sau cách mạng tháng 8, ở lại Hà Nội làm việc,mất năm 1954, có ba con trai đều định cư ở Mỹ.

Ngô Điền(sinh 1814)

     Hòang giáp,

Đỗ Cử nhân khoa Canh tý 1840, năm 28 tuổi đỗ Hoàng giáp khoa Tân sửu 1841 niên hiệu Thiệu Trị năm thứ nhất, thi Hội thi Đình đều đứng thứ hai, làm Tri phủ.

Thuộc chi ất họ Ngô Thì xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì Hà Nội.Gia đình về ở Quảng Ninh.

     Ngô Phúc Điền

Thuỷ tổ họ Ngô- Phú điền xã Hưng Phú huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An, con thứ Thuần Trung Hầu Ngô Phúc Hà,cháu Tổng binh Đồng tri Ngô Phúc Hải,dòng Ngô Nước Trảo Nha, ở quê mẹ ở Phú Điền ( vào đời thứ 24 ).

     Ngô Phúc Điền

Diên Quận công,

Con Vỵ Quận công dòng Ngô Nước Trảo Nha ( đời thứ 28 ), con cháu thiên cư về làng Tam Đa, nay là xã An Lộc huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh,Thuỷ tổ họ Ngô -Tam Đa, phân chi về An Lộc huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh và Yên Lai huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá.

     Ngô Phúc Điền

Kiêm Lộc Hầu,

Con trai thứ sáu Tào Quận công Ngô Phúc Vạn ( đời thứ 28 ), Thuỷ tổ họ Ngô -Văn Cử ( Chi 6 họ Ngô Trảo Nha  ) xã Xuân Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.

Cẩm y vệ Thự vệ,Chánh cai đội.

Sinh Trân Định Hầu Ngô Phúc Tiệm,Thụy Tường Hầu Ngô Phúc Giang.

     Ngô Phúc Điền

Chi 5 họ Ngô Trảo Nha Hà Tĩnh, vào đời thứ 32, con Lãng Phương Hầu Ngô phúc Chánh,dòng Phượng Quận công Ngô Phúc Hộ, thiên cư trở thành Thuỷ tổ họ Ngô làng Nguyệt Ao ( Lai Thạch ) xã Song Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.

     Hoa Phúc Điển

Họ Ngô- La Phù huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội, Cử nhân, làm Tư nghiệp Quốc Tử giám thời Đồng Khánh.

     Ngô Điều

Tham đốc thời Lê trung hưng, họ Ngô Thanh Hoá.

Ngô Vi Đính (1542-1619 )

Dinh Dưỡng Hầu,

Tự Bỉnh Chung,hiệu Thủ Nghĩa,Phụ quốc Thượng tướng quân, Hưng quốc Tuyên vũ vệ Đô chỉ huy sứ ty Đô Chỉ huy sứ,Thượng Trụ quốc, tước Dinh Dưỡng Hầu,con trai Ngô Đường Xuyên, Huyện thừa huyện Đông Thành,dòng Ngô bồ Đốc họ Ngô Vi- Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội.

Bà Trần Thị Nhuệ,bà thứ họ Nguyễn ,sinh Ngô Vi Mạch,Ngô Chính Trực,Ngô Trí Kính.

     Ngô Định

Thuỷ tổ họ Ngô Trí – Lý Trai  huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An, vào đời 22, con thứ Ngô Nguyên và bà Chu Thị Bột, em Tiến sỹ Ngô Ngọc,sinh Ngô Quang Tâm,Ngô Quang Tổ tiến sỹ 1508, ở làng Vọng xã Tam giang huyện Yên Phong, thiên cư vào xã Lý Trai huyện Đông Thành thời Lê sơ, phát triển thành một “Đại tộc khoa danh “.

 Ngô Quang Đoan (1872-1945)

Họ Nguyễn Ngô -Trình Phố (đổi sang họ Nguyễn từ đời cụ Hòang giáp Ngô Quang Bích),làng Trình Nhất xã An Ninh huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình.

Tự Chương Phủ,hiệu Tượng Phong, dòng Nam Quận công Ngô Khắc Cung, con trai trưởng nhà Văn thân yêu nước Hòang giáp Nguyễn Quang Bích ( tức Ngô Quang Bích ).

Ông hoạt động yêu nước dưới nhiều hình thức: vũ trang kháng Pháp, tham gia phong trào Đông kinh Nghĩa thục, Đông du, Việt Nam Quang phục Hội, là nhà thơ yêu nước có nhiều đóng góp vào dòng văn thơ yêu nước cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Mất ngày 29 tháng năm năm Ất dậu (ngày 8 tháng 7  năm 1945).

     Ngô Thái Đoan (1448-…)

Hòang giáp,

Họ Ngô- Khang Kiên huyện Sơn Minh, nay là huyện Ứng Hoà thành phố Hà Nội. Đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ xuất thân ( Hoàng giáp ) khoa Quý sửu niên hiệu Hồng Đức 24(1493), làm quan đến chức Tự khanh,Đô Chỉ huy sứ ( văn kiêm võ ),hàm Chánh Tam phẩm.

     Phạm Tử Đô

Thuỷ tổ họ Phạm – Quỹ Đê, tự Như Đẳng,vào đời 22, con trai thứ Ngô Công Vạn,cháu Tây Quận công Ngô Công Tín ,ở xã Bách Tính di đến xã Mỹ Lộc huyện Thư Trì tỉnh Thái Bình, lại di cư về Quỷ Đê xã Trực Hưng  huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định, con cháu về sau theo đạo Thiên chúa.Con trai là Phạm Hữu Số sinh Thái bảo Phàm Quận công Phạm Thế Trưng triều Lê.

     Ngô Độ

Tùng Khê Hầu,

Tên cũ là Ngô Hữu Phái, có bản chép là Ngô Thế Thái.Thụy Trung Mẫn,Thuỷ tổ họ Ngô An Mô huyện Triệu Hải tỉnh Quảng Trị, con thứ 10 Thanh Quốc công Ngô Khế. Năm 1558 theo Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá, đóng quân ở Ái Tử, về qua sông Thạch Hãn sinh cơ lập nghiệp, thành dòng họ An Mô.

Tước Quận Công của vua Lê phong trước khi đi theo giúp Nguyễn Hoàng.

Sinh Ngô Văn Bài,Ngô Văn Sỹ.

Về sau thành bốn chi :

Ngô Văn Cảnh,Ngô Văn Minh,Ngô Văn Lương,Ngô Văn Dũng.

Ngô Thị Ngọc Lâm là con gái dòng họ An Mô.

Có đền thờ,sắc phong Dực bảo Trung hưng Linh phù Tôn thần.

     Ngô Văn Độ (1818-1868)

Tiến sỹ,

Họ Ngô xã Nhật Chiểu huyện Bạch Hạc tỉnh Sơn Tây, nay là thôn Nhật Chiểu xã Đại Tự huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc, đỗ Cử nhân khoa Mậu thân 1848 đời Tự Đức, Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Bính thìn năm Tự Đức thứ 9, năm 1856,.

Hàn lâm viện Biên Tu,bổ làm Tri huyện Kim Thành, thăng Tri phủ Nam Sách.Về kinh giữ chức Thị giảng Tập hiền viện sung Kinh diên Khởi cư chú. Năm Tự Đức thứ 15 thăng hàm Thị độc Học sĩ, năm Tự Đức thứ 18 sung chức Tán lý quân thứ Lạng Bình, ốm rồi mất trong quân năm 1868, truy tặng Quang lộc Tự khanh.

     Ngô Đôn

Họ Ngô Tam Sơn huyện Đông Ngàn, nay thuộc thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, đỗ Cử nhân khoa Tân dậu 1861 đời Tự Đức, làm quan đến chức Án sát Hải Dương, bị hại.

Ngô Mậu Đôn (1496-…)

     Tiến sĩ,

Con trai Hoàng giáp Ngô Văn Phòng,thân sinh Tiến sĩ Ngô Mậu Du,người xã Phù Vệ huyện Đường Hào,nay là xã Quang Vinh huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên. Đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân  năm 1523,làm quan đến Thượng thư, tước Hầu.

     Ngô Thọ Đông

Thủy tổ họ Ngô phường Nam Ngạn thành phố Thanh Hóa.

 

     Ngô Tôn Đông

Thuỷ tổ họ Ngô Văn làng Văn Xá II huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên- Huế, gốc Thanh Hoá thiên cư.

 

     Ngô Quý Đồng

Họ Ngô Văn, làng Lang Xá, tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Đỗ Cử nhân khoa Đinh mão năm Tự Đức thứ 20 (1867), Hàn lâm viện Điển tịch(Chánh Bát phẩm),sung Nội các Thị độc Học sỹ(Chánh Tứ phẩm),Gia nghị Đại phu,Chánh sứ,Khâm sai Sơn Tây,làm quan tới chức Bố chính(Chánh Tam phẩm).

     Ngô Đức

Diên mỹ Công,

Tả Tướng quân,Khai quốc Công thần thời hậu Lê, đời 19, con trai thứ hai Hưng Quốc Công Ngô Kinh, em Chương Khánh Công Ngô Từ, phả cũ không ghi chép gì về con cháu.

     Ngô Đức

Ngự sử(Chánh Nhị phẩm),

Đỗ Cử nhân khoa Đinh mão 1867 triều Tự Đức, làm quan đến chức Ngự sử, họ Ngô Thì Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội, thuộc chi Giáp dòng Ngô Thì Sỹ.

     Ngô Đức

Phú Vinh Hầu, Giám sinh ( ? )

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Lệnh Đức

Cử nhân khoa Ất dậu 1825 triều Minh Mạng,họ Ngô xã Thọ Khê huyện Đông Ngàn,nay thuộc thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, làm quan đến Tham tri Bộ hộ(Tòng Nhị phẩm).

     Ngô Thị Ngọc Đức

Á Quận quân,

Tự Ngọc Phương,con gái Dụ vương Ngô Từ, lấy chồng Minh Quận công Bùi Ban,sinh Nguyên Quận công Bùi Văn Hường.Bà tử trận trong khi cùng chồng đi đánh Ai Lao, được vua Lê cấp đất lập đền thờ.

     Ngô Tiến Đức

Thuỷ tổ họ Ngô ở Lâm Thao, không rõ vì sự kiện gì lánh về Lâm Thao thuộc tỉnh Phú Thọ, cả ba con trai đều cải họ Nguyễn và giữ họ Nguyễn đến ngày nay.Người con trai thứ ba là Nguyễn Xuân đỗ Tiến sỹ năm 1508 thời Lê sơ, đến con cháu ngày nay đã 19 đời, tồn nghi là dòng Ngô Đức, Diên Mỹ Công đi lánh nạn sau vụ án Lệ Chi Viên.

     Ngô Được 

Tiến sỹ, Hiến sát sứ  ( ? )

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

  Ngô Đà

Hoán Trung Hầu,

Con Ngô Liêm, sinh Ngô Tiến.

  Ngô Nhật Đại

Triệu Tổ họ Ngô Việt nam.

Tiên tổ các đời trước phả cũ không ghi chép,có thể là vào thời kỳ chưa có phả.

Quán Ái Châu (vùng thuộc Thanh Hóa ngày nay), sống vào thời cuối đời Đường (Bắc thuộc thế kỷ thứ 8).Sinh con trai Ngô Nhật Dụ làm Liêu tá trong phủ Đô hộ, Cao Tổ của Ngô Vương Quyền.

Phả cũ chép:”Quán Ái châu dĩ nông nghiệp khởi, sinh Ngô Nhật Dụ”.Con cháu dòng dõi đến nay (đầu thế kỷ 21) hơn 40 thế hệ,trên 1300 năm, gồm hàng triệu nhân khẩu, hơn hai trăm chi họ lớn nhỏ cư trú trên khắp mọi miền đất nước Việt nam, ở nước ngoài cũng có hàng vạn người.

Có một thuyết nói rằng: Cụ Ngô Nhật Đại vốn là một Hào trưởng vùng cửa Sót, châu Phúc Lộc thời thuộc Đường, cùng quê với Mai Thúc Loan, giúp Mai Thúc Loan khởi nghĩa.Sau khi thất bại,Mai Thúc Loan rút vào động Khuất Liêu,Ngô Nhật Đại chạy ra châu Ái ẩn náu,sinh cơ lập nghiệp ở đó.

Chú thích: Mai Thúc Loan sinh vào khoảng cuối thế kỷ 7, tại thôn Ngọc Trừng, Hoan Châu, nay thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An. Theo “Việt điện u linh”, Bố Mai Thúc Loan là Mai Sinh, mẹ là Vương Thị nguyên gốc Lộc Hà – Hà Tĩnh, lưu lạc sang vùng Nam Đàn – Nghệ An.

Theo một truyền thuyết, mẹ ông vốn là người làng ven biển Mai Phụ, thuộc Hoan Châu, nay là xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh không chồng mà tự nhiên có mang. Bị dân làng cười chê, bà xấu hổ nuốt nước mắt bỏ làng trốn đi và phiêu bạt tới thôn Ngọc Trừng, Nam Đàn. Ông mang họ mẹ.

 Từ thời điểm đánh chiếm Hoan Châu, lên ngôi vua, củng cố lực lượng, Mai Thúc Loan đã giải phóng toàn bộ đất nước và giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713722), không phải cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo nổ ra và bị dập tắt ngay trong cùng một năm 722 như các tài liệu phổ biến hiện nay.

Tương truyền, con trai thứ ba của ông là Mai Thúc Huy lên ngôi Hoàng Đế tức Mai Thiếu Đế và tiếp tục chống trả các cuộc tấn công của nhà Đường tới năm 723.

     Ngô Đại

Giám sinh, Trung Quốc Hầu.

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Đam

Đô đốc Thượng tướng quân,

Con trai thứ tư Hưng Quốc công Ngô Kinh,em Dụ vương Ngô Từ,Công thần Khai quốc nhà Hậu Lê, phong Đô đốc Thượng tướng quân, bà Công chúa Lê Thị Ngọc Thung sinh Sùng Quốc công Ngô Xuyến. Ngô Xuyến sinh Đồng Dương Hầu Ngô Phúc Trung, Thuỷ tổ họ Ngô Ngọc Giả xã Trực Đạo huyện Trực Ninh  tỉnh Nam Định.

     Ngô Đàm

Họ Ngô Cảnh Dương huyện Bình Chánh phủ Quảng Trạch,nay thuộc huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng bình, Cử nhân khoa 1842 triều Thiệu Trị,làm Tri huyện.

     Ngô Đạm  (1880-1953)

Họ Ngô Kế Xuyên xã Bình Trung huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam, vào đời thứ  42. Có tên Nghi Ngô, con trai Ngô Văn Toản , sinh Ngô Hoan,dòng Hào Mỹ Hầu Ngô Phúc Liêu thuộc chi VII ,gốc Trảo Nha Hà Tĩnh. Đỗ Tú tài khoa 1905.

Năm 1897 tham gia phong trào Đông du, 1905 tham gia phong trào Đông kinh Nghĩa thục,

1907 tham gia phong trào xin sưu ở Trung kỳ bị bắt kết án tám tháng tù.Năm 1917 tham gia phong trào Duy tân do cụ Thái Phiên vận động, bị thực dân bắt lần thứ 2. Năm 1928-1938 ứng cử Hội đồng quản hạt Quảng Nam,Nghị viên Nghị viện Trung kỳ trong nhóm Phan Thanh chống thuế tỷ lệ, đòi ân xá chính trị phạm, thi hành luật lao động.

Sau Cách mạng tháng 8 làm Hội trưởng Liên Việt huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam.

     Ngô Văn Đảm

Thuỷ tổ họ Ngô- Đông Cao,xả Tây Tiến huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, vốn người ở Vân Động, thuộc dòng dõi Lý Thường Hiến ( Ngô Chương ), từ làng Ngọc Hà Hà Nội thiên cư. Ông theo Nguyễn Công Trứ lấn biển lập ấp ở La Cao rồi đến Đông Cao, phát triển thành chi họ đến nay có trên 500 nhân khẩu.

Bà Bùi Thị Họat,sinh Ngô Văn Cát.

     Ngô Phúc Đang

Hàn Quận công,

Đồn trưởng đồn Bố Chính, mất tại nhiệm sở,con trai thứ hai Tào Quận công Ngô Phúc Vạn, Tiên tổ Chi II Thổ Sơn xã Trảo Nha huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh(vào đời thứ 28).Được phong tước Quận công năm Vĩnh Trị thứ 3(1678), phong cùng ngày với Đằng Quận công Ngô Phúc Hạp, Phượng Quận công Ngô Phúc Hộ (ba anh em trai).

Sinh: Huân Cơ Hầu Ngô Phúc Huân,

Trạc Võ Hầu Ngô Phúc Kỳ,

Thuật Võ Hầu(không rõ tên).

Ngô Hiển Đạo

Gia hạnh Đại phu,

(Tùng Tam phẩm),hiệu Túc Trai,con Hòang giáp Ngô Bật Lãng, đời 23 họ Ngô Bái Dương,

xã Nam Dương, huyện Nam Trực ,tỉnh Nam Định,dòng Thụy Quận công Ngô Văn Bính.

Bà họ Mai sinh Ngô Huệ Giao,Ngô Huyền Chung.

Ngô Thì Đạo (17321802)

Hiệu: Ôn NghịVăn Túc,sinh năm Nhâm Tý (1732) tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Ông là con Ngô Thì Ức, là em trai của Ngô Thì Sĩ và là thân sinh của Ngô Thì Du. Thuở nhỏ, ông học với ông nội là Ngô Trân. Lớn lên, ông lên kinh đô Thăng Long học với Tiến sĩ Nhữ Đình Toản.

Năm Quý Dậu (1753), ông đỗ Á nguyên khoa thi Hương.

Năm Đinh Sửu (1757), ông đỗ Giải nguyên khoa Hoành từ, được bổ chức quan, rồi lần lượt trải các chức sau: Thị giảng Đông cung (1756), Tri huyện Thụy Anh (1758), Đại lý tự thừa (1767), Tri phủ Áng Đô (1767), Hiến đài Sơn Tây (1776), Hiến sát phó sứ kiêm ủy phủ sứ Kinh Bắc (1784)…

Sau đó, ông xin thôi việc quan. Từ năm Bính Ngọ (1786, là năm Nguyễn Huệ ra Bắc dẹp họ Trịnh), cho đến năm Kỷ Dậu (1789, là năm Nguyễn Huệ đánh tan quân nhà Thanh), Ngô Thì Đạo nhiều lần được người của Tây Sơn mời ra làm quan, song ông cứ tìm cách thoái thác.

Ngô Thì Đạo mất tại quê nhà vào tháng 10 năm Nhâm Tuất (1802), thọ 70 tuổi. Lúc này nhà Tây Sơn đã bị nhà Nguyễn đánh đổ, và vua Gia Long đã thu phục được toàn bộ đất nước.

Ngô Thì Đạo sáng tác nhiều, nhưng theo con ông là Ngô Thì Du thì các tác phẩm ấy đã “tản mát quá nửa, nay chỉ còn lại một tập bản thảo làm lúc cuối đời”. Sau, con cháu ông sưu tập thêm làm thành tập Hoành từ Hiến sát Văn Túc công di thảo (Bản thảo để lại của ông Văn Túc đỗ khoa Hoành từ, giữ chức Hiến sát). Ở Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) hiện có bản chép tay .

Ngô Thì Đạo trước sau đều giữ lòng trung với nhà Hậu Lê, dứt khoát từ chối lời mời hợp tác với nhà Tây Sơn, khiến “Trần Văn Kỷ phải phục ông là người là có nghĩa khí”. Tuy vậy, ông cũng không tham gia với nhóm Nguyễn Danh Án, Trần Huy Túc chủ trương sang nhà Thanh cầu viện giúp vua Lê Chiêu Thống khôi phục ngôi vị. Trong Hoành từ Hiến sát Văn Túc công di thảo, ngoài thơ còn có những thư từ gửi cho người thân và các bài điều trần về công việc. Ông tỏ ra hết sức quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của con em trong gia đình, và luôn đề cao đạo Nho, coi đó là một con “đường lớn”. Nhìn chung, qua các tác phẩm của Ngô Thì Đạo, người đọc bắt gặp một con người có hoài bảo, có ý thức trách nhiệm nhưng cũng đầy trăn trở, cái trăn trở của người sinh bất phùng thời, của một kẻ sĩ giữa thời biến loạn  .

     Ngô Tưởng Đạo (1732-1802)

Á nguyên,

Tự Văn Úc,con trai Ngô Thì Ức, em Hòang giáp Ngô Thì Sỹ,chú Phương Quận công Ngô Thì Nhiệm, họ Ngô Thì xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì thành phố Hà nội,vào đời 32. Ông thừa tự bên ngoại họ Tưởng nên lấy ” Tưởng ” làm chữ lót.

Ông thi đỗ Á nguyên 1775, làm Tri huyện Thụy Anh,rồi Tri huyện Anh Sơn, gặp biến cố lớn các triều đại nhà Lê suy sụp,về nhà dạy học,chịu đựng cuộc sống thanh bần, không ra phò vua chúa nào cả, trong lúc sỹ phu Bắc Hà có người phò vua Lê,có người theo Tây Sơn,có người ôm chân quân Thanh và sau thì phò Gia Long nhà Nguyễn. Dòng dõi con cháu nay thành một chi họ Ngô Thì ở xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội.

     Ngô Văn Đạo

Thuỷ tổ họ Ngô Gia -Tam sơn,thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.

Tự Phúc Đạo,hiệu Bá Nghi,tức Ngô Phúc Nhạ,con Chuẩn tường Bá Ngô Phương Viên,vào đời 29,Tiên tổ họ Ngô làng Bình Ngô xã Thiệu Vũ huyện Thiệu Yên tỉnh Thanh Hoá.Cai Hợp thời Lê Hiển Tôn,Tri bạ Vệ Thần sách. Gặp khi chúa Trịnh thất thế bị quân Tây Sơn đánh bại, ông đem một bà vợ về ở xã Tam Sơn, huyện Đông ngàn trấn Kinh Bắc ẩn náu, nay thành Thuỷ tổ họ Ngô Gia ở xã Tam Sơn,thĩ xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh , là chi họ có Ngô Gia Tự (vào đời 35).Chi phái con cháu ở làng Bình Ngô xã Thiệu Vũ huyện Thiệu Yên tỉnh Thanh Hóa, là chi họ có Ngô Doãn Thuyền ,đều là trực hệ.

Bà cả Dương Thị Anh sinh Ngô Thị Nhạc,Ngô Khắc Trạch.Bà thứ sinh 9 con trai gái ở xã Tam Sơn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.

     Ngô Đức Đạt

Người họ Ngô- Hương Mạc thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, đỗ Cử nhân khoa Bính tý 1876 triều Tự Đức, làm Tri huyện.

     Ngô Phúc Đạt

Thái bảo,Bồ Tát Đại vương,

Họ Ngô -Long Linh xã Thọ Trường huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa,vốn là dòng từ Xuân Dục

tỉnh Bắc Ninh cũ thiên cư vào Thanh Hoá vào thế kỷ 15. Thuỷ tổ ở Xuân dục là Ngô Phúc Khánh,

đến đời Ngô Phúc Đạt được lệnh nhà vua vào Thanh Hoá, sau được phong Bồ Tát Đại vương ,

tước Thái bảo, sinh Ngô Phúc Thiện.

     Ngô Phúc Đẩu (1668-1718)

Nhuệ Võ Hầu,

Con trưởng Vinh Quận công Ngô Phúc Thụ,thân sinh Lãng Phương Hầu Ngô Phúc Chánh,

ông nội Đại tư đồ Hoành Quận công Ngô Phúc Phương,vào đời 32, dòng Trưởng Chi 5 họ Ngô Trảo Nha dòng Ngô Nước.

     Ngô Giáp Đậu (1853-1929)

Con Ngô Thì Giai, sinh tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ; nay thuộc huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội.

Ông thuộc dòng dõi của Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí…Năm 1891, ông thi đỗ cử nhân khoa Tân Mão tại trường thi Hà Nam (tức trường Hà NộiNam Định hợp thi), được bổ làm hành tẩu, sau chuyển sang ngạch học quan từ chức giáo thụ lên đến chức đốc học.

Ngô Giáp Đậu là người suốt đời tận tụy với nghề dạy học và biên soạn sách (đa phần là sách sử). Tác phẩm của ông gồm có:

Hoàng Việt hưng long chí (chữ Hán, soạn từ năm 1899, hoàn thành và đề tựa năm 1904): là một truyện chương hồi, viết về lịch sử xây dựng vương triều Nguyễn, từ Nguyễn Hoàng (1524-1613) đến Gia Long (1762-1820).

Trung học Việt sử toát yếu (chữ Hán, 4 quyển, soạn năm:?, in năm 1911): Tóm lược lịch sử Việt Nam biên niên dành cho bậc trung học.

Đại Nam Quốc túy (soạn năm 1908): tập hợp 1.800 câu thành ngữ, tục ngữ và 600 câu ca dao Việt Nam. Đề tựa và lời dẫn đều bằng văn xuôi Nôm.

Hiện kim Bắc Kỳ địa dư sử (soạn 1908): là cuốn địa lý, lịch sử Bắc Kỳ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

Trung học Việt sử biên niên toát yếu (chữ Hán, soạn năm:?, in năm 1911): Sách giáo khoa tóm lược lịch sử Việt Nam dành cho bậc trung học.

Mạnh học Trung cao đẳng giáo khoa thư (chữ Nôm, soạn năm 1913): Sách giáo khoa mở đầu bậc trung cao đẳng.

Thanh Oai Ngô gia thế phả (soạn năm:?): Gia phả các đời của họ Ngô. Đây là tài liệu quí cho việc tìm hiểu nhiều tác gia của Ngô gia văn phái.

     Ngô Đề

Thiếu Úy,

Thời Lê Anh Tôn đến Lê Kính Tôn

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Để(Lê Để)

Đệ nhất Công thần,

Võ tướng giúp Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn,được ban quốc tính họ Lê ,quê huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh,tử trận trước ngày Lê lợi lên làm Vua,truy tặng vào hàng Đệ nhất Công thần, phong làm Phúc thần, cấp ruộng đất cho con cháu. Trải các triều đều được gia phong.

     Ngô Thúc Địch

Họ Ngô- La Khê quận Hà Đông thành phố Hà Nội.Cha con anh em cùng thi đậu, ba anh em đậu Cử nhân cùng khóa khoa thi chữ Hán cuối cùng trường Nam Định năm 1915.

Con Cử nhân Ngô Tân Tiến,em Cử  nhân Ngô Mạnh Nghinh,Cử nhân Ngô Trọng Nhã.Ông lại tốt nghiệp Cao đẳng pháp chính,làm Thông phán Toà sứ tỉnh Thanh Hoá, tham gia Việt nam Quốc dân Đảng.Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái, bị cách chức về quản thúc ở Hà Nội, dạy học ở các trường tư thục.

Sau cách mạng tháng 8, ở lại Hà Nội làm việc,mất năm 1954, có ba con trai đều định cư ở Mỹ.

Ngô Điền(sinh 1814)

     Hòang giáp,

Đỗ Cử nhân khoa Canh tý 1840, năm 28 tuổi đỗ Hoàng giáp khoa Tân sửu 1841 niên hiệu Thiệu Trị năm thứ nhất, thi Hội thi Đình đều đứng thứ hai, làm Tri phủ.

Thuộc chi ất họ Ngô Thì xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì Hà Nội.Gia đình về ở Quảng Ninh.

     Ngô Phúc Điền

Thuỷ tổ họ Ngô- Phú điền xã Hưng Phú huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An, con thứ Thuần Trung Hầu Ngô Phúc Hà,cháu Tổng binh Đồng tri Ngô Phúc Hải,dòng Ngô Nước Trảo Nha, ở quê mẹ ở Phú Điền ( vào đời thứ 24 ).

     Ngô Phúc Điền

Diên Quận công,

Con Vỵ Quận công dòng Ngô Nước Trảo Nha ( đời thứ 28 ), con cháu thiên cư về làng Tam Đa, nay là xã An Lộc huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh,Thuỷ tổ họ Ngô -Tam Đa, phân chi về An Lộc huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh và Yên Lai huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá.

     Ngô Phúc Điền

Kiêm Lộc Hầu,

Con trai thứ sáu Tào Quận công Ngô Phúc Vạn ( đời thứ 28 ), Thuỷ tổ họ Ngô -Văn Cử ( Chi 6 họ Ngô Trảo Nha  ) xã Xuân Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.

Cẩm y vệ Thự vệ,Chánh cai đội.

Sinh Trân Định Hầu Ngô Phúc Tiệm,Thụy Tường Hầu Ngô Phúc Giang.

     Ngô Phúc Điền

Chi 5 họ Ngô Trảo Nha Hà Tĩnh, vào đời thứ 32, con Lãng Phương Hầu Ngô phúc Chánh,dòng Phượng Quận công Ngô Phúc Hộ, thiên cư trở thành Thuỷ tổ họ Ngô làng Nguyệt Ao ( Lai Thạch ) xã Song Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.

     Hoa Phúc Điển

Họ Ngô- La Phù huyện Từ Liêm thành phố Hà Nội, Cử nhân, làm Tư nghiệp Quốc Tử giám thời Đồng Khánh.

     Ngô Điều

Tham đốc thời Lê trung hưng, họ Ngô Thanh Hoá.

Ngô Vi Đính (1542-1619 )

Dinh Dưỡng Hầu,

Tự Bỉnh Chung,hiệu Thủ Nghĩa,Phụ quốc Thượng tướng quân, Hưng quốc Tuyên vũ vệ Đô chỉ huy sứ ty Đô Chỉ huy sứ,Thượng Trụ quốc, tước Dinh Dưỡng Hầu,con trai Ngô Đường Xuyên, Huyện thừa huyện Đông Thành,dòng Ngô bồ Đốc họ Ngô Vi- Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội.

Bà Trần Thị Nhuệ,bà thứ họ Nguyễn ,sinh Ngô Vi Mạch,Ngô Chính Trực,Ngô Trí Kính.

     Ngô Định

Thuỷ tổ họ Ngô Trí – Lý Trai  huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An, vào đời 22, con thứ Ngô Nguyên và bà Chu Thị Bột, em Tiến sỹ Ngô Ngọc,sinh Ngô Quang Tâm,Ngô Quang Tổ tiến sỹ 1508, ở làng Vọng xã Tam giang huyện Yên Phong, thiên cư vào xã Lý Trai huyện Đông Thành thời Lê sơ, phát triển thành một “Đại tộc khoa danh “.

 Ngô Quang Đoan (1872-1945)

Họ Nguyễn Ngô -Trình Phố (đổi sang họ Nguyễn từ đời cụ Hòang giáp Ngô Quang Bích),làng Trình Nhất xã An Ninh huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình.

Tự Chương Phủ,hiệu Tượng Phong, dòng Nam Quận công Ngô Khắc Cung, con trai trưởng nhà Văn thân yêu nước Hòang giáp Nguyễn Quang Bích ( tức Ngô Quang Bích ).

Ông hoạt động yêu nước dưới nhiều hình thức: vũ trang kháng Pháp, tham gia phong trào Đông kinh Nghĩa thục, Đông du, Việt Nam Quang phục Hội, là nhà thơ yêu nước có nhiều đóng góp vào dòng văn thơ yêu nước cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Mất ngày 29 tháng năm năm Ất dậu (ngày 8 tháng 7  năm 1945).

     Ngô Thái Đoan (1448-…)

Hòang giáp,

Họ Ngô- Khang Kiên huyện Sơn Minh, nay là huyện Ứng Hoà thành phố Hà Nội. Đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ xuất thân ( Hoàng giáp ) khoa Quý sửu niên hiệu Hồng Đức 24(1493), làm quan đến chức Tự khanh,Đô Chỉ huy sứ ( văn kiêm võ ),hàm Chánh Tam phẩm.

     Phạm Tử Đô

Thuỷ tổ họ Phạm – Quỹ Đê, tự Như Đẳng,vào đời 22, con trai thứ Ngô Công Vạn,cháu Tây Quận công Ngô Công Tín ,ở xã Bách Tính di đến xã Mỹ Lộc huyện Thư Trì tỉnh Thái Bình, lại di cư về Quỷ Đê xã Trực Hưng  huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định, con cháu về sau theo đạo Thiên chúa.Con trai là Phạm Hữu Số sinh Thái bảo Phàm Quận công Phạm Thế Trưng triều Lê.

     Ngô Độ

Tùng Khê Hầu,

Tên cũ là Ngô Hữu Phái, có bản chép là Ngô Thế Thái.Thụy Trung Mẫn,Thuỷ tổ họ Ngô An Mô huyện Triệu Hải tỉnh Quảng Trị, con thứ 10 Thanh Quốc công Ngô Khế. Năm 1558 theo Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá, đóng quân ở Ái Tử, về qua sông Thạch Hãn sinh cơ lập nghiệp, thành dòng họ An Mô.

Tước Quận Công của vua Lê phong trước khi đi theo giúp Nguyễn Hoàng.

Sinh Ngô Văn Bài,Ngô Văn Sỹ.

Về sau thành bốn chi :

Ngô Văn Cảnh,Ngô Văn Minh,Ngô Văn Lương,Ngô Văn Dũng.

Ngô Thị Ngọc Lâm là con gái dòng họ An Mô.

Có đền thờ,sắc phong Dực bảo Trung hưng Linh phù Tôn thần.

     Ngô Văn Độ (1818-1868)

Tiến sỹ,

Họ Ngô xã Nhật Chiểu huyện Bạch Hạc tỉnh Sơn Tây, nay là thôn Nhật Chiểu xã Đại Tự huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc, đỗ Cử nhân khoa Mậu thân 1848 đời Tự Đức, Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Bính thìn năm Tự Đức thứ 9, năm 1856,.

Hàn lâm viện Biên Tu,bổ làm Tri huyện Kim Thành, thăng Tri phủ Nam Sách.Về kinh giữ chức Thị giảng Tập hiền viện sung Kinh diên Khởi cư chú. Năm Tự Đức thứ 15 thăng hàm Thị độc Học sĩ, năm Tự Đức thứ 18 sung chức Tán lý quân thứ Lạng Bình, ốm rồi mất trong quân năm 1868, truy tặng Quang lộc Tự khanh.

     Ngô Đôn

Họ Ngô Tam Sơn huyện Đông Ngàn, nay thuộc thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, đỗ Cử nhân khoa Tân dậu 1861 đời Tự Đức, làm quan đến chức Án sát Hải Dương, bị hại.

Ngô Mậu Đôn (1496-…)

     Tiến sĩ,

Con trai Hoàng giáp Ngô Văn Phòng,thân sinh Tiến sĩ Ngô Mậu Du,người xã Phù Vệ huyện Đường Hào,nay là xã Quang Vinh huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên. Đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân  năm 1523,làm quan đến Thượng thư, tước Hầu.

     Ngô Thọ Đông

Thủy tổ họ Ngô phường Nam Ngạn thành phố Thanh Hóa.

 

     Ngô Tôn Đông

Thuỷ tổ họ Ngô Văn làng Văn Xá II huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên- Huế, gốc Thanh Hoá thiên cư.

 

     Ngô Quý Đồng

Họ Ngô Văn, làng Lang Xá, tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Đỗ Cử nhân khoa Đinh mão năm Tự Đức thứ 20 (1867), Hàn lâm viện Điển tịch(Chánh Bát phẩm),sung Nội các Thị độc Học sỹ(Chánh Tứ phẩm),Gia nghị Đại phu,Chánh sứ,Khâm sai Sơn Tây,làm quan tới chức Bố chính(Chánh Tam phẩm).

     Ngô Đức

Diên mỹ Công,

Tả Tướng quân,Khai quốc Công thần thời hậu Lê, đời 19, con trai thứ hai Hưng Quốc Công Ngô Kinh, em Chương Khánh Công Ngô Từ, phả cũ không ghi chép gì về con cháu.

     Ngô Đức

Ngự sử(Chánh Nhị phẩm),

Đỗ Cử nhân khoa Đinh mão 1867 triều Tự Đức, làm quan đến chức Ngự sử, họ Ngô Thì Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội, thuộc chi Giáp dòng Ngô Thì Sỹ.

     Ngô Đức

Phú Vinh Hầu, Giám sinh ( ? )

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Lệnh Đức

Cử nhân khoa Ất dậu 1825 triều Minh Mạng,họ Ngô xã Thọ Khê huyện Đông Ngàn,nay thuộc thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, làm quan đến Tham tri Bộ hộ(Tòng Nhị phẩm).

     Ngô Thị Ngọc Đức

Á Quận quân,

Tự Ngọc Phương,con gái Dụ vương Ngô Từ, lấy chồng Minh Quận công Bùi Ban,sinh Nguyên Quận công Bùi Văn Hường.Bà tử trận trong khi cùng chồng đi đánh Ai Lao, được vua Lê cấp đất lập đền thờ.

     Ngô Tiến Đức

Thuỷ tổ họ Ngô ở Lâm Thao, không rõ vì sự kiện gì lánh về Lâm Thao thuộc tỉnh Phú Thọ, cả ba con trai đều cải họ Nguyễn và giữ họ Nguyễn đến ngày nay.Người con trai thứ ba là Nguyễn Xuân đỗ Tiến sỹ năm 1508 thời Lê sơ, đến con cháu ngày nay đã 19 đời, tồn nghi là dòng Ngô Đức, Diên Mỹ Công đi lánh nạn sau vụ án Lệ Chi Viên.

     Ngô Được 

Tiến sỹ, Hiến sát sứ  ( ? )

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

 

                                                                                       G

     Ngô Hữu Gia

Thuỷ tổ họ Ngô Bá ở Đông Yên xã Đông Phong huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.

     Ngô phúc Giai

Tiến công Thị lang,

Họ Ngô Tam Tảo xã Phú Lâm huyện Tiên Du tỉnh  Bắc Ninh.

Ngô Thì Giai (1819-1881),

tự: Cường Phù, hiệu: Vân Lâm cư sĩ, biệt hiệu: Thanh Xuyên. Dòng dõi Ngô Thì Sĩ.

Quê làng Tả Thanh Oai huyện Thanh Oai tỉnh Hà Đông,nay là xã Đại Thanh huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội.Ông là danh sĩ đời vua Tự Đức, có nhiều thơ văn được chép trong bộ sách Ngô gia văn phái, và ông cũng là người cuối cùng được biên chép trong bộ sách này. Con ông là Ngô Giáp Đậu, tác giả sách quyển truyện lịch sử Hoàng Việt hưng long chí.

Mất năm Tân Tỵ (1881) thọ 63 tuổi.

Con Ngô Thì Hiệu,cháu Ngô Thì Nhậm.

Sinh Ngô Thì Định,Ngô Giáp Đậu,Ngô Thì Thông,

Ngô Thị Khiêm,Ngô Thị Khanh.

     Ngô Phúc Giám

Khoát Võ Hầu,

Con thứ hai Hoành Quận công Ngô Phúc Phương, họ Trảo Nha thiên cư Yên Viên huyện

Gia Lâm thàn phố Hà nội ( quê vợ ),thành một phái của Chi 5 Trảo Nha dòng Ngô Nước.

Bà họ Đinh,hiệu Từ Cung,sinh:Ngô Phúc Long (tức Ông Cả Hiệu),Cụ Trung,Cụ Trùm,

Ngô Phúc Tấn (tức Ông Tú Lương),Cụ Tuần ở Vạn Phúc,Cụ Dơi ở Thanh Trì.

Ngô Gián (Ngô Hán)

Tiến sỹ ,

Có tên Ngô Anh, người làng Đặng Xá huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội ,đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Nhâm thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 3( 1472),làm quan đến Đông các Đại học sỹ.

Ngô Gián

     Diễn Lộc Hầu,

     Tham đốc Diễn Lộc Hầu, con Ngô Huyên, sinh Ngô Thọ, Ngô Tiến.

Ngô Gián

Con Thái bảo Vũ Quận công Ngô Bạt,cháu Thái bảo Dực Quốc công Ngô Thế Bang,đời 23 họ Ngô Đồng Phang, thụy Sùng Phúc phủ quân,mất 21 tháng 9.

Bà hiệu Từ Tín Nhụ nhân,sinh Ngô Đăng Thọ, Ngô Đăng Tiên.

     Ngô Phúc Giang

Thuỵ Tường Hầu,

Con Kiêm Lộc Hầu Ngô Phúc Điền, vào đời 29 chi 6 họ Ngô Trảo nha dòng Ngô Nước,

cháu Tào Quận công Ngô Phúc Vạn.

Sinh Chính đạo Công (thất truyền), Pháp minh Công Ngô Phúc Minh.

     Ngô Hưng Giáo (1666-1710)

Tiến sỹ,

Người xã Đào Hoa huyện Đông Thành, nay là xã Diễn Hoa huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An ( gốc ở xã Lý Trai cùng huyện), sinh năm 1666 vào đời 30 họ Ngô- Lý Trai Đông Thành,cháu huyền tôn Tiến sĩ Ngô Trí Tri,tằng tôn Hoàng giáp Ngô Trí Hoà,cháu Tiến sĩ Ngô Sĩ Vinh, em Tiến sỹ Ngô Công Trạc, 45 tuổi đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Canh dần nămVĩnh Thịnh thứ 6(1710) đời Lê Dụ Tôn, chưa kịp vinh quy thì từ trần.

 

 


Bình luận về bài viết này

Chuyên mục