Đăng bởi: nghienson | Tháng Một 13, 2013

NHÂN VẬT HỌ NGÔ (TIẾP THEO)-H-M

 NHÂN VẬT HỌ NGÔ (TIẾP THEO)H-M

     Ngô Thị Ngọc Hạ

     Á Quận quân,

Con gái út Chương Khánh Công Ngô Từ, hiệu Minh Thiện(tục gọi là Bà chúa Tám ). Lấy Lương Quận công Lê Thụ, Thái uý Bảo chính Công thần Hành quân Tổng quản thần vệ chủ quân, ngày 28-9-1427 chỉ huy hạ thành Xương Giang,mất năm Hồng Đức thứ 5 (1475), truy tặng Thái uý Nghi Quốc công .

Ngô Văn Hài

     Họ Ngô Yên Hồ ,con Ngô Phúc Trinh,họ Ngô Cẩm Tiến huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) thiên cư ra Yên Hồ huyện Đức Thọ dạy học,ở lại thành Thủy tổ chi họ Ngô Yên Hồ,gốc dòng Ngô Nước Trảo Nha.

     Ngô Nhân Hải

Đệ nhị giáp Tiến sỹ (Hòang giáp) khoa Mậu Thìn,niên hiệu Đoan Khánh năm thứ 4 triều Lê Uy Mục Đế (1508).Giám sát Ngự sử .

Con trai thứ Hoàng giáp Ngô Ngọc, cháu Ngô Nguyên,họ Ngô Vọng Nguyệt xã Tam Giang huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.

Em trai Nho sinh Ngô Nhân Tùng,người cùng Thân Duy Nhạc nổi dậy chống triều đình bị tội tru di năm 1510

Sinh Ngô Phúc Thọ .

Con cháu ngày nay thành một chi của họ Ngô -Vọng Nguyệt xã Tam Giang huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.

     Ngô Phúc Hải

     Tổng binh Đồng tri,

Họ Ngô Trảo Nha dòng Ngô Nước.Tổng binh Đồng tri ,Trấn thủ trấn Thái Nguyên.

Con trai Quản lệnh Công Ngô Nước họ Ngô Trảo Nha Hà Tĩnh, vào đời 22.Có sức khoẻ hơn người, 13 tuổi đã bắt được trộm cướp, hơn 20 tuổi đã đi Trấn thủ Thái Nguyên thời Lê sơ, khi chết được thiên táng, mộ ở chân rú Rum ( Mã Yên Sơn )cũng gọi là rú Thành, ở huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An, đến nay vẫn còn.

Con trai là Thuần Trung Hầu Ngô Phúc Hà, cháu là Ngô Phúc Thanh Vĩnh Lộc Hầu Trấn thủ trấn Nghệ An và Ngô phúc Điền Thủy tổ họ Ngô Phú Điền huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An.

     Ngô Hải   (1638…)

     Tiến sỹ,

Người xã Đường Hào huyện Đường Hào, nay là xã Trung Hoà huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên,cháu huyền tôn Thám hoa Ngô Khiêm, 27 tuổi đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Giáp thìn năm Cảnh Trị thứ 2(1664) đời Lê Huyền Tôn, làm quan đến chức Phó Đô ngự sử, bị bãi chức về tội khi làm Đề điệu trường thi Thanh Hoá khoa thi năm 1696, biết việc giám thị Ngô Sách Tuân thiên vị lấy đỗ quyển thi của con trai Tham tụng Lê Hy mà không phát giác. Sau được phục chức, làm Tế tửu.

     Ngô Bá Hàn

Họ Ngô Vọng Nguyệt. Cử nhân,làm Tri huyện,con Ngô Trọng Hồng họ Ngô Vọng Nguyệt huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, đời 30.

     Ngô Lương Hàn

Người xã Bảo An Tây huyện Diên Phước tỉnh Quảng Nam, 27 tuổi đỗ Cử nhân khoa Đinh dậu 1897 triều Thành Thái.

     Ngô Đại Hanh

Xã Thuận Hoa huyện An Phước tỉnh Khánh Hòa,33 tuổi đỗ Cử nhân khoa Canh tý 1900,Thông phán phủ Thừa Thiên.

     Ngô Hân

Thuỷ tổ họ Ngô Phù Mỹ tỉnh Bình Định, tồn nghi là Ngô Phúc Tân Khiêm Cung Hầu con trai Tào Quận công Ngô Phúc Vạn dòng Ngô Nước Trảo Nha Hà Tĩnh, sa cơ trong chiến tranh Trịnh Nguyễn ( vào đời 28 ) ở lại…

     Ngô Nhân Hân (1685-…)

Tiến sỹ,

Người xã Cẩm Chương huyện Đông Ngàn, nay là thôn Cẩm Chương xã Đồng Nguyên thị xã Từ Sơn  tỉnh Bắc Ninh, 31 tuổi đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Ất mùi năm Vĩnh Thịnh 11(1715) đời Lê Dụ Tôn, làm Đô Cấp sự trung.

.

Ngô Sách Hân(Xem Ngô Sách Tố)

Thám hoa,

     Ngô Hào

Thượng tướng

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Thị Hào

Bảo Hoa Công chúa,

Con gái Thái bảo Tuấn Quận công Ngô Viết Ngạn và bà Nguyễn Thị Uyên, họ Bách Tính xã Nam Hồng huyện Nam Trực tỉnh Nam Định, chết trẻ hiển linh, làng Xối Tây thờ làm Phúc thần ( thời Lê trung hưng ), sắc phong Bảo Hoa Công chúa, ngày nay hàng năm vẫn có ngày hội.

 Ngô Hạo

Giám sinh,

Họ Ngô Vân Động huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình,dòng Ngô An Ngữ-Lý Thường Hiến. Làm Tiền quân trung đồn,  Trung tiệp cơ Hiệu uý-thăng Tiền tiệp cơ Cai đội  triều Gia Long.

Bà Trịnh Thị Cang sinh Ngô Thời Tịnh, Ngô Thời Vinh, NgôThời Tuấn,Ngô Thời Ninh đều ghi là vô tự,mộ ở Vân Động.

Bà thứ sinh Ngô Văn Liên.

     Ngô Phúc Hạp

Đằng Quận công,

Con trai thứ ba Tào Quận công Ngô Phúc Vạn,vào đời 28 họ họ Ngô Trảo Nha dòng

Ngô Nước.

Sau ngày Tào Quận công từ trần(1652),ông là Chân Kỳ Hầu mới 25 tuổi,là tướng trẻ có tài,

được Chúa Trịnh giao cầm quân vào đất Chiêm Thành cũ,đánh sau lưng quân Chúa

Nguyễn.Đi quá sâu vào Châu D0ốc,vợ con Ông ở lại đó không trở về quê củ Trảo Nha.

Nay thành Thủy tổ họ Ngô ở khóm Châu Thới phường Châu Phú B,thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang.

     Ngô Sử Hầu

Tức Ngô phúc Cơ (xem phần Ngô Phúc Cơ).

Thủy tổ họ Ngô Thì Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội.

     Ngô Phúc Hậu

Thuỷ tổ họ Ngô Văn -Ninh Động, xã Ninh Sơn huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang, đến nay 13 đời, chưa rõ gốc từ đâu.

     Lý Thường Hiến

Tức Ngô Chương.(Xem Ngô  Chương).

     Ngô Hiến

Họ Vọng Nguyệt huyện Yên Phong tỉnh Bắc Giang, đỗ Cử nhân khoa Tân tỵ năm 1827 triều Minh Mạng.

Ngô Hiển

Dũng Thắng Hầu ( ? )

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Huy Hiển

Thuỷ tổ họ Ngô Ngọc Lập huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên( xưa là Đường Hào rồi đổi  Mỹ Hào ), đỗ Cử nhân, làm Tri huyện Võ Nhai, về ở Ngọc Lập quê vợ. Tồn nghi dòng họ Ngô Bắc Dương(Bắc Biên ,Ngọc Thụy quận Long Biên thành phố Hà Nội).

     Ngô Phúc Hiển

Họ Ngô Thổ Quan quận Đống Đa thành phố Hà Nội.Tuần phủ Bắc Ninh,con trai Ngô Phúc Thước Thiên kỵ thị vệ Thước võ Bá, cuối Lê trung hưng về ở làng Quan Thổ xã Thổ Quan, nay là phường Thổ Quan, quận Đống Đa thành phố Hà Nội,đời 32 dòng Ngô Nước Trảo Nha.

Ngô Thì Hiệu  (17911830),

tự: Tử Thị, hiệu: Dưỡng Hiên, biệt hiệu: Hoa Lâm tản nhân. Tuy ông chỉ là Giám sinh nhưng sáng tác khá nhiều thơ văn. Tác phẩm chính của ông là: Nam du thi tập, Lạng hành ký sự, Quan ngư ký, Khôn trinh ký lục, Dạ trạch phú ký

Con Ngô Thì Nhậm,thân sinh Ngô Thì Giai.

Họ Ngô Thì Tả Thanh Oai,huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội.

 

     Ngô Hoà

Cương Quận công, Đô đốc,

Con trưởng An Đức Hầu Ngô Thái, cháu nội Thuỵ Quận công Ngô Văn Bính ở Đồng Phang, đi ở nơi khác chưa rõ ở đâu.

     Ngô Trí Hoà  (1565-1625)

Hòang giáp,Phú Xuân Hầu Xuân Quận công,

Người xã Lý Trai,huyện Đông Thành, đỗ Đệ nhị giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân (Hòang giáp) khoa Nhâm thìn niên hiệu Quang Hưng 1592 đời Lê Thế Tôn,qua các chức:Án sát Sơn Tây,sau thăng Thượng thư Bộ hình,năm 1608 Thượng thư Bộ lại,tước Phú Lộc Hầu.

Năm Bính ngọ 1606 làm Chánh sứ cống Minh,mùa đông Mậu thân 1608 thăng Thượng thư Bộ hộ kiêm Tế tửu Quốc tử giám, coi phủ Chúa. Năm Canh tuất (1610) được phong Phú Xuân Hầu,Hiệp mưu tá lý dực vận tán trị Công thần,truy phong Xuân Quận công, dự hàng ” Luỹ đại công thần dữ quốc đồng hưu “, trong số 111 công thần khai quốc,công thần trung hưng của triều Lê trong suốt cả 300 năm.Đền thờ đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá.

Ông thông minh từ nhỏ,13 tuổi đã giỏi văn chương,18 tuổi thi đỗ Tứ trường cùng với anh là Ngô Trí Trung (khoa Nhâm Ngọ 1582),28 tuổi thi đỗ Hòang giáp ,đồng khoa với bố (khoa Nhâm Thìn 1592).Khoa thi chỉ lấy có ba người,Trịnh Cảnh Thuỵ,Ngô Trí Hoà đỗ Nhị giáp,Ngô Trí Tri đỗ Tam giáp.Cha đỗ Tiến sỹ con đỗ Hoàng giáp,cha 53 tuổi con 28 tuổi,cùng đi thi một khoa,cùng trúng đại khoa,là một chuyện xưa nay chưa từng có. Khi quan Hồng lô treo bảng,trong ngoài ồn ào,lúc đó có câu ca dao: “Thiên hạ có mấy người ta ,Đã Ngô Trí Hoà lại Ngô Trí Tri”. Trên cờ vinh quy nhà vua ban 10 chữ: “Khoa danh thiên hạ hữu,Phụ tử thế gian vô.”

Mất ngày 21 tháng 11 năm Ất sửu 1625.

Con trai Tiến sỹ Ngô Trí Tri, cháu Thái bảo Ngô Trí Trạch, sinh Triều Vân Nam Ngô Trí Trung, Lưỡng quốc Công thần Lý Hải Hầu Tiến sỹ Ngô Sỹ Vinh.

Vào đời 27 họ Ngô Lý Trai Đông Thành huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An.

     Ngô Hoan (1452-…)

Hòang giáp,Tao đàn tướng,

Quê xã Nghiêm Xá huyện Thượng Phúc nay là xã Tân Minh huyện Thường Tín thành phố  Hà nội.

Đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ xuất thân ( Hoàng giáp ) khoa Đinh mùi niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487), thành viên “Tao đàn Nhị thập bát tú”, làm quan đến chức Đô Ngự sử, được cử đi sứ.

Sinh Ngô Uớc Hoàng giáp 1526,Ngô Hoành Tiến sĩ 1526.

     Ngô Cảnh Hoàn(1720-1786)

Thu lĩnh Hầu,

Thiên tướng quân thủy Quản lãnh đội Tiền trạch thời Lê Hiển Tôn, tử trận cùng hai con trai trên sông Hồng ở bến Thuý Ái trong khi chỉ huy chiến thuyền ngăn cuộc tiến quân của Nguyễn Huệ vào Thăng Long ( 1786 ). Vợ ba là bà Phan Thị Thuấn tử tiết theo chồng ,được phong Liệt nữ và biển vàng  “Trung Liệt Nhất Gia “, có đền thờ ở Thuý Ái quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và Trảo Nha  nay thuộc thị trấn Nghèn huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.

Ông là con trai Cảnh Quận công, cháu Vinh Quận công Ngô Phúc Thụ, dòng Ngô Nước Trảo Nha Hà Tĩnh.

Ông có ba bà.Bà thứ ba là Liệt nữ Phan Thị Thuấn.

Con trai là Trâm Ngọc Hầu Ngô Lượng Lang,những người con trai khác đều chết trận.

     Ngô Hoán

Vĩnh Trung Hầu,

Con thứ Thuỵ Quận công Ngô Văn Bính,người Đồng Phang nay thuộc xã Định Hòa huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá, vào đời thứ 22.

Hiệp mưu tá lý dực tán Trung hưng Công thần, Chỉ huy sứ ty Đô Chỉ huy sứ, gia Đặc tiến Kim tử Vĩnh lộc đại phu, Đông bình chương  quân quốc trọng sự Vĩnh Trung Hầu, tứ thuỵ Trung Mãn Thượng sỹ, dòng dõi con cháu ở Đồng Phang huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá.

     Ngô Hoán

Đỗ Cử nhân khoa Giáp thân 1884 niên hiệu Kiến Phúc, quê xã Thế Lai huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên -Huế.

     Ngô Hoán  ( 1460-1522)

Bảng nhãn,Nghĩa Tường Hầu,Tao đàn tướng,

Con trai Đức Quận công Ngô Hộ, cháu Dụ Vương Ngô Từ, quán xã Thượng Đáp huyện Thanh Lâm nay là xã Nam Hồng huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, 31 tuổi đỗ Đệ nhất giáp Tiến sỹ cập đệ, Đệ nhị danh ( Bảng nhãn ) khoa Canh tuất niên hiệu Hồng Đức năm thứ 21(1490),thành viên “Tao đàn Nhị thập bát tú”, làm quan đến Lại bộ Thượng thư.

Năm Cảnh Thống thứ 4 (1501) thi đỗ Sinh đồ,làm Đông các Hiệu thư.

Tháng 10 năm Nhâm ngọ 1522 Vua Lê chiêu Tôn sau khi bị Mạc Đăng Dung truy đuổi,lại bị Trịnh Tuy cướp đem vào Thanh Hóa,Trạng nguyên Lại bộ Thượng thư Đông các Đại học sỹ Vũ Duệ và Lại bộ Thượng thư Bảng nhãn Ngô Hóan cùng với môn đồ thống suất Hương binh đi theo Nhà Vua,đến Thanh Hoa đứt liên lạc,không biết Nhà Vua ở đâu.Họ đều hướng về lăng tẩm Lam Sơn bái vọng rồi tự vẫn.

Thời Lê trung hưng (1660) truy phong Thượng đẳng thần,Suy trung Công thần, phong Phúc thần.

Con cháu dòng dõi ở Đường Hào huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.

Ngô Thì Hoàng (17681814),

Còn có tên là Tịnh, hiệu: Huyền Trai, biệu hiệu: Thạch Ổ cư sĩ. Năm Đinh Mão (1807), ông thi đỗ tú tài dưới triều Nguyễn. Tác phẩm của ông chỉ có Thạch Ổ di chương,gồm cả thơ, phú, văn xuôi. Phần lớn đều nói về đạo lý, tình yêu thiên nhiên và tâm tư của tác giả.

Là một danh sĩ ở cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.

Ngô Thì Hoàng sinh năm Mậu Tý (1768) tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay là thuộc huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội).Mất năm Giáp tuất 1814.

Ông là con Ngô Thì Sĩ, và là em cùng cha khác mẹ với Ngô Thì Nhậm.

     Ngô Tự Hoàng

Văn Trung Nam,

Thủ Lăng quan, trông nom lăng mẹ Lê Thái Tôn, một bà vợ Lê Lợi ở xã Thịnh mỹ và coi cả lăng ở Lam Kinh.

Nay là thuỷ tổ họ Ngô làng Mía, nay là Thịnh Mỹ xã Thọ Lâm huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa. Phả bị cháy, nên chưa biết rõ là con vị nào ở Đồng Phang.

Ngô Hoành

Tiến sĩ,

Người xã Nghiêm Xá huyện Thượng Phúc,nay là thôn Nghiêm Xá xã Nghiêm Xuyên huyện Thường Tín thành phố Hà Nội, đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Bính tuất niên hiệu Thống Nguyên thứ 5 đời Lê Cung Hoàng năm 1526,làm Hiến sát sứ.

Con Hoàng giáp Ngô Hoan,em trai Hoàng giáp Ngô Uớc.

     Ngô Hoành

Tịnh trấn Vương(?)

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Hoành

Giám sinh,Tham đốc(?)

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Đình Hoành

Trấn thủ(?)

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Phúc Hoành

Hoành Phố Hầu,

Con thứ Thế Quận công Ngô Cảnh Hữu , vào đời thứ 26 họ Ngô Trảo Nha dòng Ngô Nước, có nhiều con phân tán trở thành thuỷ tổ nhiều chi họ, dòng trưởng ở xã Chỉ Châu, nay là xã Thạch Trị huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh.    

     Ngô Hộ

Đức Quận Công, Đô đốc,

Con trai thứ 8 Dụ Vương Ngô Từ. Mộ ở làng Thung Thượng xã Đồng Phang,nay là xã Định Hòa huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa, kỵ 13-3.

Sinh Bảng nhãn Nghĩa Tường Hầu Ngô Hoán .

     Ngô Phúc Hộ 1634-1704          

Phượng Quận Công, Đô đốc

Con trai Tào Quận Công Ngô Phúc Vạn, dòng Ngô Nước Trảo nha, Tiên tổ chi 5 ở Trảo Nha, nay thuộc thị trấn Nghèn huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh, phân chi Hà Nội, Quảng Nam, Nghệ An, Phú Yên.

Năm Vĩnh Trị thứ 3 đời Lê Hy Tôn năm 1678, ba anh em được phong tước Quận công cùng ngày.

Đạo sắc phong nguyên văn chữ Hán, tạm dịch như sau:

“Thuận thiên thừa vận,

Hoàng thượng xuống chế rằng :

Trời sinh anh tài hào kiệt, cốt để phù vận nước,

Vua hiền cầm cân khen thưởng , cốt để chính công lao

Việc tốt nêu gương toả ra khắp cõi

Vũ huân tướng quân thần vũ tứ vệ quân vụ sự, Phượng lân Hầu Ngô phúc Hộ, trong ngạch bộ binh, kẻ sỹ vuốt nanh, người tài lỗi lạc,

Gặp lúc Càn Thống tiếm xưng vua, Tiên khảo nhà ngươi quyết tâm đuổi bắt, vừa ngày tang tóc sinh nội biến, Tiên khảo nhà ngươi phò giá tiến công,

Tướng môn tất sinh tướng tài, Võ công  liền thăng võ trật

Luyện gang thép vượt khó lập công to,

Cầm cán cân đắn đo sao cho đúng

Vậy cứ công mà thăng quan tước, lấy đó mà sáng tỏ thù lao.

Hiến thân cho nước, chí trung, để dốc lòng làm tròn nghiệp lớn.

Cha ngươi trước đã có công tiềm để, nhà ngươi lại đã phụng thị lâu ngày, đã cầm quân đánh dẹp, nhiều lần lập công to,

Phụng Nguyên soái  điển quốc chính,

Cung phụng Đại nguyên soái Chưởng quốc chính, Thượng sư đại phụ Minh khang Thái vương xuống chỉ ra ân, đã được đình thần kiểm nghị, xứng đáng phong tước Quận công,được là Phụ quốc Thượng tướng quân phụ quốc thượng trật Phượng Quận Công,

Khâm thử

Vĩnh Trị năm thứ 3  tháng 11 ngày 19  (1678)”       

Ông sinh các con trai:

Vinh Quận công  Ngô Phúc Thụ(phái Trưởng);

Tuấn Đức Hầu (phái 2 ),ở phủ Quảng Trạch  nay thuộc tỉnh Quảng Bình;

Vỵ Phái Hầu(phái 3) ở huyện Lang  Điền, nay là xã Thụy Phương huyện Chương Mỹ

thành phố Hà Nội;

Thuyên Phái Hầu (phái 4) ở Trảo Nha,nay thuộc thị trấn Nghèn và xã Đại Lộc huyện

Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh;

Suyên Cung Hầu  thất truyền.

.

     Ngô Phúc Hội

Đổi họ là Trương Phúc Hội đi thi trường Gia Định khoa Kỷ mão 1819 niên hiệu Gia Long, đỗ Cử nhân, làm quan đến chức Thị lang, Bố chính Quảng Nam, bị cách chức khi bị phát giác đổi họ. Sau ngày bị cách quan, ra Thăng Long đối chiếu gia phả nhận họ Ngô. Con cháu chưa rõ ở đâu.

     Ngô Hồng

     Điện Bàn Hầu,

Đô đốc thân quân thần vũ Tứ vệ quân vụ Điện Bàn Hầu, con trai thứ ba Dụ vương Ngô Từ,sinh Nghĩa Quận công Ngô Điện,Ngô Điện sinh Thái bảo Tá Quận công Ngô Lưu.

Ông Theo Lê Thánh Tôn đi đánh Chiêm Thành (1471), có công chém được đại tướng của địch,mở mang đất Điện Bàn,được phong Tham đốc thân quân Thần vũ tứ vệ quân vụ sự  Điện Bàn Hầu,cấp 100 mẫu tự điền ở thôn Bình Ngô xã Cán Xuyên huyện Thụy Nguyên, nay là xã Thiệu Vũ huyện Thiệu Yên tỉnh Thanh Hoá.

Sinh  Ngô Điện -Nghĩa Quận công,phả cũ chép đi ở nơi khác,có thể là theo tự điền. Con cháu về ở thành dòng họ Ngô Doãn, Ngô Văn ở Bình Ngô , phân chi về Bắc Ninh thành họ Ngô Gia ở Tam Sơn thị xã Từ Sơn, lại có một chi về huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá.

     Ngô Hồng

Phái 4 chi 5 họ Ngô Trảo Nha, dòng Ngô Nước. Con trai Diễn Phái Bá, đỗ Cử nhân làm Tri huyện huyện Thọ Chân dưới triều Thiệu Trị(1841-1847),đánh mất ấn, bị cách chức về làng dạy học, sinh Ngô Đức Bình đỗ Hoàng giáp.

    Ngô Thọ Hồng (1606-1685)

Hán Lộc Hầu,

   Tán trị Công thần Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Cẩm y vệ Chỉ huy sứ,

con Vân Ngạn Hầu Ngô Thọ Ngư ,cháu Thiếu úy Chí Quận công Ngô Thọ Thục,

đời 27 dòng Điện Bàn Hầu Ngô Hồng, họ Ngô- Hồng Quang,huyện Hoằng hóa Thanh hóa.

Bà Phan thị Tơ sinh:Ngô Thọ Tấn, Ngô Thọ Ấm, Ngô Thọ Hào, Ngô Thị Trắc,

Ngô Thị Thắm, Ngô Thị Cao,Ngô Thị Man,Ngô Thọ Thám.

     Ngô Trọng Hồng

Họ Ngô Vọng Nguyệt,làng Võng xã Tam Giang huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh,con trai Ngô Bá Uông, đời 29.

Đỗ Cử nhân làm Tri huyện, sinh Ngô Bá Hào cũng đỗ Cử nhân và ra làm Tri huyện.

       Ngô Phúc Huân

Huân Cơ Hầu,

Con trưởng Hàn Quận công Ngô Phúc Đang,cháu Thái bảo Tào Quận công

Ngô Phúc Vạn,đời 29 dòng Ngô Nước Trảo Nha Hà Tĩnh,sinh Long Võ Hầu;

Long Võ Hầu sinh Thanh Vân Hầu;

Thanh Vân Hầu sinh Đoan Thọ Bá.

(Đều không rõ tên)

  

     Ngô Kim Húc

     Tiến sỹ,

Xã Hàng Kênh huyện An Dương phủ Kinh Môn, nay thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân thành phố Hải Phòng. Đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Mậu tuất niên hiệu Hồng Đức thứ 9 (1478), làm Đô cấp sự trung Bộ lại.

     Ngô Hùng

Thuỷ tổ chi họ Ngô ở Ba Đồn huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình, gốc họ Ngô Hà Linh huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh.

     Ngô Viết Hùng

Thuỷ tổ họ Ngô xã Xuân Thủy huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định, gốc họ Ngô Bách Tính xã Nam Hồng huyện Nam Trực cùng tỉnh, sinh Ngô Viết Hổ, đến nay 14 đời.

Ngô Bá Huy

Kỳ Vũ Hầu.

     Con Ngô Trực Tính hiệu Mậu An công,cháu  Đồng Dương Hầu Ngô Phúc Trung,

đời 23 họ Ngô Ngọc Giả,xã Trực Đạo huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định ,dòng Đô đốc Thượng tướng quân Ngô Đam.

     Ngô Văn Huy

Hoàng giáp,

Người xã Trâu Khê,huyện Đường An, đỗ Hoàng giáp năm 1502.

Ngô Huyên

Liêu Nghĩa Hầu,

Vào đời 24, con Uy Quốc công Ngô Liễu, sinh Ngô Gián.

     Ngô Hưng

Phúc Quận công,

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

 

     Ngô Cảnh Hữu ( 1520-1596)

Thái bảo,Thế Quận Công,

Có tên là Ngô Phúc Trừng (vì kỵ huý vua Lê- Lê Duy Hữu ) tự Minh Trứ, thuỵ Đôn Hậu phủ quân, con trai Vĩnh Lộc Hầu Ngô pPhúc Thanh, dòng Ngô Nước Trảo Nha, đời thứ 25. Xếp Nguyên công trong công cuộc Trung hưng nhà Lê .Được mở Quân doanh Bật nghĩa, vào hàng “Luỹ đại công thần dữ quốc đồng hưu”.

Năm Quý tỵ 1593 có công trong lúc thu phục Kinh thành, thăng Thiếu bảo, phong Tây quân Đô đốc phủ Tả Đô đốc. Sau khi Kinh thành đã ổn định, Chúa sai bách quan rước xa giá vua Lê về ngự triều, đại xá thiên hạ, luận công khen thưởng, ông được thăng Thiếu bảo, dự vào hàng 11 người có công đầu,

   Phụ quốc Công thần, Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân,Tây quân Đô đốc phủ Tả Đô đốc Thiếu bảo Thế Quận công,gia phong Thái bảo Thượng Trụ quốc Thượng tướng quân,Bật nghĩa Doanh .

Có ba bà:Từ Quang,Diệu Hằng,Trịnh Thị Diệu Minh.

Sinh:

Tứ Quận công Ngô Phúc Tịnh,

Ngô Thị Ngọc Nguyên Thứ phi Bình An Vương Trịnh Tùng,

Hòanh Phố Hầu Ngô Phúc Hòanh họ Chỉ Châu,

Khang Trạch Hầu Ngô Phúc Mai họ Cổ Bái,

Câu Kê Hầu họ Thạch Mỹ,

Ngô Đăng Khản họ Hà Linh,

Ngô Thuận Tâm họ Trần – Vỵ Xuyên.

Ông xin về trí sĩ năm 1594(trên 70 tuổi), mất ngày 25 tháng 5 năm Bính thân 1596 thọ 77 tuổi,mộ ở thôn Chi Lễ xã Thái Hà.

Ngô Văn Hữu

Nghĩa Sơn Hầu

Con Hòanh Tài Hầu Ngô Văn Lễ người trông coi Điện Thừa Hoa, cháu Hoa Đình Hầu

Ngô Văn Triết,anh Phù Dương Bá Ngô Văn Thiện,đời 26 họ Ngô Đồng Phang xã Định Hòa

huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa, dòng Nam Quận công Ngô Khắc Cung.

Bà Phan Thị Viên sinh  Ngô Thị Quốc.

Ngô Hựu

Tề Quận Công,

Đô chỉ huy sứ,con thứ Dụ vương Ngô Từ, sinh Ngô Trầm Tiến sỹ Tao đàn tướng triều Lê Thánh Tôn, ở quê mẹ.

Ngô Hữu Hựu

Hựu Đức Hầu,

Năm Ất mão, triều Lê Cảnh Hưng năm thứ 36 ( 1775 ), theo Nguyễn Ánh đánh nhau với Tây Sơn ở Gia Định, cho đến năm 1784 lần lượt thăng chức trông coi việc Bộ hình tước Hựu Đức Hầu.

Tháng 3 năm Ất tỵ ( 1785 ) theo Nguyễn Ánh ra đảo Thổ Châu, tháng 5 đến Vọng Các cùng Nguyễn Ánh cầu viện, tháng 8 Mậu thân ( 1788 ) theo Nguyễn Ánh về nước, tước hàm như cũ. Năm 1789 coi việc Bộ hình, bị cách chức. Năm 1790 được bổ dụng lại, giữ chức Thư ký kiêm Tham mưu  trấn thủ các đồn ải trọng yếu, có nhiều chiến công, được phục hàm cũ. Năm 1800 mất, mộ táng ở Gia Định.

Năm Tự Đức thứ 12 ( 1849 ) khôi phục Hình bộ Thị lang. Năm Tự Đức thứ 13 ( 1860 ) truy phong Tam đẳng Vọng Các công thần, Hựu Đức Hầu, được liệt vào miếu Công thần.

Họ Ngô Hữu phường Phú Cát thành phố Huế.

     Ngô Văn Hựu

Thủy tổ họ Ngô Bác Vọng tỉnh Thừa Thiên-Huế.

     Ngô Quang Huy

Quê xã Yên Lạc huyện Văn Giang tỉnh Bắc Ninh, nay là huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.  Đỗ Cử nhân khoa Nhâm tý 1852 triều Tự Đức.

Con Ngô Quang Diêu, anh Ngô Quang Chước, cha con anh em đều thi đỗ, làm Huấn đạo, thăng Đốc học.

Cùng Ngô Quang Chước phối hợp với Nguyễn Cao, Nguyễn Thiện Thuật chống nhau với quân Pháp ở chiến khu Bãi Sậy(Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883-1892).

Vua Hàm Nghi phong Hồng lô tự khanh (hàm Chánh Tứ phẩm),sung Tán lý quân vụ, chỉ huy quân Cần vương vùng nam Bắc Ninh, bắc Hưng Yên, Hải Dương,tục gọi Ông Tán Bắc.Khi Nguyễn Thiện Thuật lánh sang Trung Quốc,ông tiếp tục chỉ huy cuộc kháng chiến ít lâu, rồi rút lên mạn ngược.

Thất truyền.

     Càn Hưng,

     Nam Hưng

Theo một vài tư liệu, là hai con trai Ngô Vương Quyền, khi Dương Tam Kha cướp ngôi của anh là Ngô Xương Ngập, cho ra ngoài ở với mẹ đẻ, thất truyền.

Ngô Thì Hương (17741821)

  Sinh ngày 17 tháng 10 năm 1774 tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Còn có tên là Vị, tự: Thành Phủ, hiệu: Ước Trai.

Ông là con út Ngô Thì Sĩ, là em Ngô Thì NhậmNgô Thì Chí.

Năm Ngô Thì Hương lên 6 tuổi (1780) thì cha mất, phải sống nhờ vào các anh. Hai năm sau (1782), Trịnh Khải lên ngôi chúa. Anh ông là Ngô Thì Nhậm vì có liên quan đến vụ án năm Canh Tý nên phải bỏ trốn về quê vợ ở Thái Bình. Gia đình họ Ngô trước đã sa sút, nay thêm ly tán. Ngô Thì Hương lớn lên trong gia cảnh ấy và trong một xã hội nhiều biến động, nên việc học hành của ông không được chu đáo.

Khi Gia Long lên ngôi (1802), ông cũng được thu dụng ngay. Buổi đầu, ông được cử làm Thiêm sự bộ Lại. Năm 1809, ông được sung làm Phó sứ trong đoàn sứ sang nhà Thanh (Trung Quốc).

Về nước, ông tiếp tục việc quan, lần lượt được giữ chức Hiệp trấn Lạng Sơn (18141817), Đề điệu trường thi Hương Gia Định (1819).

Cuối năm 1820, ông được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh. Nhưng khi đi đến huyện Vĩnh Thuận, phủ Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), thì ông lâm bệnh và mất ngày 1 tháng 1 năm 1821. Khi ấy, ông 47 tuổi.

   Ngô Đức Kế  (1879-1929)

Tiến sỹ,

Việt Nam Chí sỹ, hiệu Tập Xuyên, con trai Tham tri Ngô Huệ Liên, cháu Cử nhân Ngô Phùng, anh Ngô Đức Diễn, thuộc chi 9 họ Ngô Trảo Nha Thạch Hà,vào đời 34 dòng Ngô Nước.Ông thông minh từ nhỏ,18 tuổi đỗ Cử nhân, 23 tuổi đỗ Tiến sỹ khoa Tân Sửu 1901 năm Thành Thái 13.

Ông không ra làm quan, cùng Đặng Nguyên Cẩn, Lê Văn Huân lập Triều dương Thương điếm ở Vinh (Nghệ An), làm nơi liên lạc thân sỹ bắc trung nam, vận động cách mạng chống thực dân Pháp, dành độc lập tự do cho đất nước. Năm 1908 bị thực dân Pháp bắt đày đi Côn Đảo , năm 1921 được trả tự do ,trở về tiếp tục hoạt động cách mạng.

Ngày 10 tháng 12 năm 1929 Ông nhiễm bệnh mất ở Bạch Mai (Hà Nội), mộ táng ở làng Phương Mai Hà Nội, nay đã được cải táng về quê ,đặt trên đồi Nghèn thuộc thị trấn Nghèn huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.

Tác phẩm chữ Hán có:Thiên nhiên học hiệu ký,Thái Nguyên thất nhật quang phục ký,Thi tù thảo,Tập Xuyên di thảo,Đông Tây vĩ nhân,Phan Tây Hồ di cảo,…

Sinh con trai Ngô Đức Trì, con gái Ngô Thị Mận, Ngô Thị Khiêm,cháu đích tôn là PGS Tiến sỹ Ngô Đức Thọ.

     Đinh Thị Ngọc Kế

Thái Trường phu nhân,vợ Chính thất Chương khánh Công Ngô Từ, con gái Đinh Lễ, chị ruột Trung quốc Công Đinh Vĩnh Thái, người Đô Kha làng An Lão huyện Thư Trì. Lê Thánh Tôn sai thầy chọn đất lập mộ táng ở quê hương An Lão.

Có đền thờ.

     Ngô Khả

Văn Trung Bá

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Khải

Thuỷ tổ họ Ngô An Lộc huyện Can Lộc,nay là huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh, con trai Ngô Phúc Bẩm, dòng Diên Quận công,vào đời thứ 30. Gốc Trảo nha dòng Ngô Nước.

    Ngô Đắc Khảm(1724- 1807)

Thuỵ Chân Hầu,

Con Thập Lý Hầu Ngô Vi, họ Nguyễn Ngô-Trình Phố xã An Ninh huyện Tiền Hải

tỉnh Thái Bình.

Đổi họ Nguyễn, có họ Nguyễn Ngô từ đây, sinh Nguyễn Ngô Triều(1763- 1824) thuỵ Cầu Mắn.

Ngô Đăng Khản

Thuỷ tổ họ Ngô xã Hà Linh huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh.Có tên là Ngô Phúc Ngôn,con thứ Thế Quận công Ngô Cảnh Hữu, họ Ngô Trảo Nha dòng Ngô Nước vào đời 27. Gặp phải lúc quân Mạc Kính Điển đánh vào Nghệ An, chiếm đóng bờ nam sông Lam hai tháng, Ngô Cảnh Hữu còn cầm quân ở Thanh Hoá, con nhỏ phải chạy lánh nạn, nhân đó thiên cư luôn không trở về .

Cả họ ở phân tán nhiều nơi,chưa lập xong thế thứ,cư trú ở Trúc Lâm Hà Linh huyện Hương Khê,  ở Ba Đồn huyện Quảng Trạch ,ở vùng Đá Nện thượng lưu sông Gianh huyện Tuyên Hoá. Ngoài ra một số con cháu ở xã Hùng Trạch ,Sơn Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình.

Sinh Ngô Đăng Thiên,Ngô Đăng Minh Án Trung Hầu,Ngô Đăng Bính.

 Ngô Gia Khảm(19121990) ,Anh hùng Lao động năm 1952.

Quê quán xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nguyên Trưởng ban Ban Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, Giám đốc Nhà máy Toa Xe lửa Gia Lâm.

Họ Ngô Văn ở Tam Sơn, thị xã Tư Sơn tỉnh Bắc Ninh, lớn lên làm con nuôi Ngô Gia Khiết họ Ngô Gia -Tam Sơn, laị lấy con gái Ngô Gia Khiết, lấy họ Ngô Gia, ở cùng huyện xã.

Năm 1928, tham hoạt động Cách mạng.

Năm 1936, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1941, bị thực dân Pháp bắt giam ở Sơn La; Trong tù ông nêu cao khí tiết đấu tranh; có lần tuyệt thực đến 11 ngày, buộc địch phải trả tự do. Ra tù, ông tiếp tục hoạt động chống Pháp.

Năm 1944, Ông là một trong những người đầu tiên xây dựng và là Quản đốc Xưởng Quân giới ở chiến khu Việt Bắc. Trong Kháng chiến chống Pháp, xây dựng Xưởng Hoá chất đầu tiên ở Việt Bắc, chế tạo thuốc nổ làm mìn, lựu đạn, đạn. Ông có ba lần bị thương khi sản xuất.

Từ năm 1945 đến năm 1954, Ông đã đào tạo được nhiều công nhân quân giới và sản xuất nhiều thuốc nổ phục vụ nhiệm vụ kháng chiến.

Năm 1954, Sau khi hòa bình lập lại, Ông làm Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy Nhà máy Toa Xe lửa Gia Lâm trực thuộc Tổng Cục Đường sắt.

Năm 1968, Ông giữ chức Cục trưởng Cục Đầu máy xe lửa Tổng Cục Đường sắt.

Năm 1973, Ông giữ chức Trưởng ban Ban Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải.

Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều Huân, Huy chương khác.

Ông mất năm 1990, hưởng thọ 78 tuổi.

     Ngô Văn Khang

Tây Nham Hầu,

Con trưởng Ninh Quận công Ngô Đình Tú,thụy Chân Tâm.

Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ ty Chỉ huy Thiểm sự Tả Kiểm điểm Tây Nham Hầu. Ông có rất nhiều chiến công cùng Bình Quận công Nguyễn Ích, Quảng Quận công Đào Đăng Thiên đánh quân nhà Mạc trong những chiến dịch đầu ở Thái Nguyên, Kinh Bắc.

Sinh Lương Tài Hầu Ngô Văn Cẩm, Hoa Tương Tử Ngô Văn Nhuệ (Nhiêu) Thủ lăng quan.

     Ngô Kháng

Tỳ Lộc Bá

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

Ngô Bá Khanh

Nhưỡng Thọ Hầu,

Con Tọai Thành Hầu Ngô Bá Bình,cháu Minh Trung Hầu Ngô Bách Bằng,đời 27 họ Ngô Ngọc Giả xã Trực Đạo huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định,dòng Đô đốc Thượng tướng quân Ngô Đam.

Hai bà Vũ Thị Trinh và Trần Thị Ngoan sinh : Ngô Thị Sắc,Ngô Thị Năng Sở,

Ngô Bá Hiển,Ngô Thị Hằng,Ngô Thị Nở,Ngô Bá Trụ,Ngô Thị Hợi,Ngô Bá Huấn,

Ngô Bá Đỉnh,Ngô Bá Thiệu.

     Ngô Nhật Khánh(…-979)

     Sứ quân Đường Lâm,

Con Nam Tấn vương Ngô Xương Văn và bà Dương Văn Nga.

Năm Ất sửu 965  Ngô Xương Văn mất, Ngô Nhật Khánh chiếm cứ vùng Đường Lâm xưng An Vương Ngô Lãm công, các nhà sử học gọi là Sứ quân Đường Lâm, một trong 12 Sứ quân lúc bấy giờ.

Năm Đinh mão 969 bị Đinh Bộ Lĩnh bức hàng, lấy mẹ là Dương Văn Nga lập làm Hoàng hậu (một trong năm Hoàng hậu của vua Đinh Tiên Hoàng), gả con gái là Công chúa Phất Kim cho Ngô Nhật Khánh làm vợ, lại chọn con gái Dương Văn Nga,em gái Ngô Nhật Khánh cho con trai mình là Đinh Liễn làm vợ.

Ngô Nhật Khánh dẫn gia đình vào nam, dẫn dụ vua Chiêm Thành đem quân ra đánh kinh đô Hoa Lư. Vua Chiêm dẫn đại đội chiến thuyền tiến theo đường biển, dự định đổ bộ lên cửa Tiểu Khang (cửa biển thuộc Nga Sơn, giữa cửa Thần Phù và cửa sông Đáy) và cửa Đại Ác (sau đổi là Đại An,tức cửa sông Đáy), để đánh úp Hoa Lư.Chưa đến nơi, gặp trận bão biển lớn, chiến thuyền chìm, quân sỹ chết nhiều, phải lui quân, Ngô Nhật Khánh chết đuối năm 979, vua Chiêm thoát chết về nước.

     Ngô Phúc Khánh

Thuỷ tổ họ Ngô Đáp Cầu, phường Đáp Cầu thành phố Bắc Ninh,dòng Ngô Bật Lạng ở Bái Dương, từ xã Bồ Châu huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình thiên cư vào đời thứ 28, đến nay được 12,13 đời.    

     Ngô Khê

Thanh Quận công,

Con thứ Thuỵ Quận công Ngô Văn Bính, ở Đồng Phang,nay thuộc xã Định Hòa huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa.

Tán trị Công thần Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu tham dự triều chính, Đông bình chương quân quốc trọng sự Tả Hiệu điểm, thuỵ Trường Thọ Thượng sỹ.

Bà họ Lê hiệu Từ Lương Phu nhân.

     Ngô Phúc Khê

Vinh Thái Hầu,

Con thứ Khang Trạch Hầu ở Cổ Bái,nay thuộc huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh, cháu Thế Quận công Ngô Cảnh Hữu.

Vô tự, có đền thờ ở hai thôn Gia Thiện và Hữu phường ở Cửa Sót huỵện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh (thờ chung với Phan Quận công), sắc phong  Linh phù Tôn thần.

     Ngô Khế (1426- 1514)

Thái úy Thanh Quốc công,

Thụy hiệu:Hiệp mưu thuần tín tá lý đồng đức Hoàng tôn Công thần,thăng thụ Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu,gia thụ Đặc tiến khai phủ Kim tử Vinh lộc đại phu, Tham dự triều chính Cố mệnh Đại thần, Đông bình chương Quân quốc trọng sự, Tư đồ Thượng Trụ quốc,Thái uý, gia Thượng Trí, Thanh Quốc công, thuỵ Sùng Thịnh Thượng sỹ.

Được lập đền thờ, phong Trác vỹ Thượng đẳng Tôn thần.

Ông là con thứ Dụ vương Ngô Từ,em trai Quang thục Hòang Thái hậu mẹ vua Lê Thánh Tôn.

Tư đồ Thái úy Thanh Quốc công,sinh giờ dần tháng 9 năm Bính Ngọ 1426,mất ngày 6 tháng 10 năm Giáp Tuất 1514,mộ táng ở xứ Phủ Bối làng Thung Thượng (nay là  làng Nhất, Đồng Phang xã Định Hoà huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa),phần mộ hãy còn,vừa được tôn tạo lại năm 1994,trong vườn một gia đình người khác họ.

Bà Vũ Thị Ngọc Hòan người xã Chân Trị huyện Chí Linh mất ngày 6 tháng 10,mộ ở thôn Châu Trướng xã Ngọc Trướng tổng Hải Quật.

Ngô Khế làm quan trải các triều từ Thánh Tôn đến Tương Dực Đế,ông từng tham gia diệt bọn Đồn, Ban, Tuấn, phế Nghi Dân lập Tư Thành,lại tham gia phế Uy Mục Đế lập Tương Dực Đế.

Khi Lê Thánh Tôn đi đánh Chiêm Thành, uỷ thác cho ông trông coi các quan văn võ trong triều.Năm Tân Mão(1471)chiến thắng Chiêm Thành trở về,ăn mừng chiến thắng, Vua sai Ngô Lan, Ngô Nhạn đưa trưng bày chiến lợi phẩm, phong Ngô Khế Thanh Quốc công,Ngô Lan Hán Quốc công,Ngô Hồng Điện Bàn Hầu,cấp trên 100 mẫu ruộng ở các huyện Bất Bạt,Mỹ Lương và ở xã Linh Lăng huyện Lục Ngạn .

Năm Đoan Khánh thứ 3(1507) vua Uy Mục Đế vô đạo, bên trong thì tin dùng gian thần, bên ngoài thì họ khác nắm quyền,xã tắc có cơ lâm nguy, Giản Tu Công bị bắt tống ngục,trốn ra được chạy vào Tây Đô,giao cho Ngô Khế và Nguyễn Diễn viết hịch bố cáo với nhân dân,sai Nguyễn Hoằng Dụ, Nguyễn Lâm,Nguyễn Văn Lữ (đều là họ ngoại vua Tương Dực) và Lê Tung đem quân từ Tây Đô ra phối hợp quét sạch lũ gian thần,phế Uy Mục Đế,lập Giản Tu Công làm vua tức Tương Dực Đế.

Được cấp thêm tự điền ở các huyện Việt Yên,Bạch Hạc,các xã Nhật Duật, La Bối, Vân Cẩm, Giám Lễ huyện Lương Giang cộng 300 mẫu.

Thanh Quốc công có 11 con trai,con gái không rõ mấy người,phả cũ chỉ ghi Ngô Chi Lan Kim hoa Nữ sỹ và hai con gái  cư biệt quán.Trong 11 con trai thì 6 người sinh trước phải đi lánh nạn, chưa biết ai anh ai em,lánh nạn lâu ngày, ở đâu trở thành Thuỷ tổ dòng họ Ngô ở đó:

Ngô Bá Di tự Hải Sơn về xã Tam Sơn huyện Đông Ngạn, nay là Tam Sơn thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.

 Ngô Sử Toàn đổi tên là Ngô Nguyên,về nương nhờ họ Chu ở xã Vọng Nguyệt huyện Yên Phong,lấy con gái nhà họ Chu là bà Chu Thị Bột ,sinh hai trai Ngô Ngọc,Ngô Định.Ngô Định thiên cư vào xã Lý Trai huyện Đông Thành thành thuỷ tổ họ Ngô Trí ở huyện Diễn Châu Nghệ An ngày nay.Ngô Ngọc ở lại Vọng Nguyệt,là Thủy tổ họ Ngô Vọng Nguyệt, làng Võng xã Tam Giang huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.

Ngô Sử Hậu đổi là Phúc Cơ,cùng với Sử Toàn đến Vọng Nguyệt,sau dời về ở làng Tó xã Tả Thanh Oai,nay là thuỷ tổ họ Ngô Thì ở Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì, Hà nội.

Ngô Công Tín Tây Quận công về xã Bách Tính huyện Tây Chân (thời chúa Trịnh Tạc Tây Đô vương kỵ huý đổi làm Nam Chân) sinh hai con trai ở lại,ông trở về làm quan nhà Lê.Con cháu nay là hai họ Ngô -Bách Tính huyện Nam Trực và họ Phạm -Quỷ Đê ở huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định.

Ngô Ngữ về ở làng Địch Lễ xã Nam Vân  huyện Nam Ninh tỉnh Nam Định.

Ngô Lợi đổi tên Ngô Nước về ở xã Trảo Nha huyện Thạch Hà trấn Nghệ An, là thuỷ tổ họ Ngô Trảo Nha huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.

Năm người sinh sau,lúc bấy giờ đều ở nguyên quán,việc phân chi thiên cư đi nhiều nơi là việc về sau.

Năm người đó là :

Thái phó Nam Quận công Ngô Khắc Cung,

Thái bảo Thuỵ Quận công Ngô Văn Bính,

Thái bảo Dực Quốc công Ngô Thế Bang,

Quận công Ngô Hữu Phái(Thế Thái),

và Ngô Ngọc Phác.

     Ngô Khiêm

Thận Quận công,

Con trai thứ ba Hưng quốc Công Ngô Kinh, em Chương khánh Công Ngô Từ, Khai quốc Công thần thời Lê Thái Tổ.

Bà Công chúa Lê Thị Ngọc Đài,sinh:

Ngô Ưng Hoa Quốc công,Chưởng Bắc phủ,

Ngô Trầm Nghi Quận công (có con là Thịnh Quận công Ngô Thanh,Thân Quận công Ngô Tẩy Thủy tổ họ Ngô Quảng Thi huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa).

Ông mất ngày 19 tháng 3,mộ táng ở xứ Miếu.Bà mộ táng ở xã Thủy Chú huyện Lôi Dương

    

Ngô Khiêm (1523-…)

     Thám hoa,

40 tuổi đỗ Đệ Nhất giáp Tiến sỹ cập đệ Đệ Tam danh (Thám hoa), khoa Nhâm tuất niên hiệu Quang Bảo thứ 9 triều Mạc Phúc Nguyên 1562, làm Tả Thị lang, về trí sỹ.

Người xã Đường Hào huyện Đường Hào huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên ,ông

nội Quận công Ngô Triệt Tiến sỹ 1637, con cháu nhiều người đỗ đạt cao.

Ngô Sơn Khoái (Ngô Khôi)(1491-…)

Thám hoa,

Đỗ Thám hoa năm 1532,Hình bộ Tả Thị lang thời Mạc Đăng Doanh.

     Ngô Khắc Khoan

     Tiến sỹ,

Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Đinh mùi niên hiệu Vĩnh Định thứ nhất (1547)  đời Mạc Phúc Nguyên, làm đến chức Tổng binh Thiểm sự, Hiến sát sứ. Người xã Châu Tháp huyện Đông Ngàn, nay là  xã Châu Khê thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh .

 

     Ngô Thuật Khổng(1508-…)

     Tiến sỹ,

40 tuổi đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Đinh mùi năm Vĩnh Định thứ nhất (1547)đời Mạc Phúc Nguyên,làm Hiến sát sứ.Người xã Đan Nhiễm huyện Tế Giang, nay thuộc thị trấn Văn Giang huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, con trai Tiến sỹ Ngô Tháo .

     Ngô Khuê(1633-…)

Thám hoa,

Người làng Nưa xã Chi Nê huyện Chương Mỹ thành pho81 Hà Nội, cháu Ngô Cung, anh Ngô Cầu, 29 tuổi đỗ Đệ nhất giáp Tiến sỹ cập đệ Đệ tam danh (Thám hoa) khoa Tân sửu niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661) triều  Lê Thần Tôn, làm đến chức Công bộ Tả thị lang, tước Nam. Ông đã từng đi sứ sang nhà Thanh, lại đi tiếp Sứ Thanh ở Lạng Sơn, Sứ Thanh ca ngợi là “Nam quốc giai nhân”, sau làm Bồi tụng ,Hộ bộ Tả thị lang.

     Ngô Quang Khuê

Người xã Phú Xuân tỉnh Quảng Trị,đỗ Cử nhân khoa Nhâm ngọ niên hiệu Tự Đức thứ 35 năm 1882.

     Ngô Khuông

Giám sinh, Đại tư đồ

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Trí Khương

Người xã Đồng Luân huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An, họ Ngô Trí Diễn Châu, thân sinh Ngô Trí Thiều, đỗ Cử nhân khoa Giáp ngọ năm 1834 niên hiệu Minh Mạng, làm Đốc học Ngệ An.

     Ngô Kích

Thái Sư

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Khắc Kiệm(1799-…)

Tiến sỹ,

44 tuổi đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Nhâm dần,năm Thiệu Trị thứ hai (1842),làm quan đến chức Án sát.Người phường Lộc Điền Thượng huyện Bình Chánh,nay là xã Quảng Phong huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình.

Ngô Sĩ Kiện

Người xã Cổ Điển huyện Thanh Đàm,nay là thôn Cổ Điển xã Tứ Hiệp huyện Thanh Trì thành phố  Hà Nội, đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Tân mùi,năm Hồng Thuận thứ 3 đời Lê Tương Dực (1511),làm Hiến sát sứ.

Lý Thường Kiệt  (1019-1105)

Thái úy Việt Quốc công

Tức Ngô Tuấn, con Ngô An Ngữ,cháu nội Ngô Xương Xý  Sứ quân Bình Kiều, anh Lý Thường Hiến (Ngô Chương), thuỵ Quang Châu, sinh ở phường Thái Hoà (quận Ba Đình thành phố Hà Nội ngày nay) .Giúp trải 3 triều nhà Lý,làm đến chức Thái Uý đứng đầu trăm quan, nhiều công lao an dân, bình Chiêm Thành, ngự Tống.

Ông sinh năm Kỷ Mùi 1019 tại phường Thái Hòa thành Thăng Long (nay là khu vực thuộc làng Ngọc Hà,quận Ba Đình Hà Nội),mất năm Ất Dậu 1105,thọ 87 tuổi .

Từ nhỏ đã tỏ ra có tài năng,chuyên cần học tập,ngày luyện võ đêm ôn văn,theo học một thân vương nhà Lý,lại được ông chú truyền thụ võ nghệ gia truyền.Lúc còn đi học là bạn thân của Lý Phật Mã.Vua Lý mở rộng kinh thành,dân các phường phải ra ở bãi Cơ Xá,anh em Ngô Tuấn được ở lại Khán Sơn.Năm 13 tuổi bố chết,20 tuổi làm chức Kỵ mã Hiệu uý.

Sau khi Lý Phật Mã lên làm vua,mến tài đức, muốn được luôn gần gũi, khuyên Ngô Tuấn tự yểm làm quan hoạn.Năm 23 tuổi Ngô Tuấn tự yểm,khi đó đã có vợ nhưng chưa có con.Phả cũ chép bà Lý Thị Duy Mỹ và hai con gái Duyên Lương và Mỹ Lương,không rõ là con đẻ hay con nuôi.Bia chùa Linh Xứng chép khi ông chết không có con,nên vua phong  Lý Thường Hiến tước Hầu.

Ngô Tuấn có bộ mặt khôi ngô,đi đứng đàng hoàng,tính tình nhã nhặn khiêm tốn thận trọng,tài kiêm văn võ, là một nhân vật toàn năng,có tài kinh bang tế thế,từ an dân đến bình Chiêm ngự Tống,không chỉ lỗi lạc về chiến lược chiến thuật, tổ chức chỉ huy,mà còn điều khiển cả một mạng lưới tình báo, phản gián trong và ngoài nước.Suốt cuộc đời trung thành một dạ,hết lòng vì dân vì nước được triều đình và toàn dân tin cậy,nước ngoài kính sợ.

Đươc suy tôn:

    Suy thành hiệp mưu thủ chính tá lý dực đới Công thần,Thủ Thượng thư lệnh,Khai thủ Nghị đồng Tam ty,Nhập nội Nội thị tỉnh đô Đô tri Kiểm hiệu,Thái uý kiêm Ngự sử Đại phu,Giao thụ Chư trấn Tiết độ sứ,đồng tráng thủ môn hạ,Bình chương Thượng trụ quốc,Thiên tử nghĩa đệ, Phụ quốc Thượng tướng quân, Việt Quốc công.

Thực ấp 10.000 hộ,thực phong 4000 hộ.

Hiện nay từ đường hương khói ở thôn Bắc Biên xã Ngọc Thuỵ ,nay thuộc quận Long Biên thành phố Hà Nội. chi họ Ngô ở đó phụng tự. Nhân dân nhớ công ơn lập đền thờ ở nhiều nơi.

     Trịnh Thị Kim

     Á Quận chúa,

Vợ Ngô Tây,hiệu Từ Đức,Á Quận chúa, sinh Thái phó Hưng Quốc công Ngô Kinh, người xã Đồng Phang huyện Yên Định  phủ Thiệu Thiên,nay thuộc xã Định Hòa huyện Yên Định  tỉnh Thanh Hoá (thời cuối Trần).

Bà mất ngày 15 tháng 3 năm Tân hợi (1371),mộ táng tại xứ Thổ Lô đất Thung Thượng.

   Ngô Kinh(1350-1437)

Thái phó, Thượng Trí tự ,Hưng Quốc công,

Bảo chính Công thần Nhập nội Kiểm điểm Thượng tướng quân Kiến tường Hầu,thăng thụ Thái phó Thượng Trí tự Hưng Quốc công,thụy Dụ Khê Thượng sỹ,lại được ban thụy Trung Hiền Thượng sỹ,Công thần khai quốc triều Hậu Lê, con Ngô Tây và bà Trịnh Thị Kim hiệu Từ Đức Á Quận chúa phu nhân, người xã Đồng Phang huyện Yên Định phủ Thiệu Thiên,nay là xã Định Hòa huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá,vị Tiên tổ khai phục dòng họ Ngô ở Thanh Hoá sau nhiều đời luân lạc  .

Ông mất ngày 27 tháng 7 năm Đinh Tỵ 1437(có bản chép 1433),gia phong Quang liệt Đại vương,mộ táng tại làng Thung Thượng,gần lăng Tổ,đông cận mộ Dụ Vương,tây cận đường lớn,nam cận xứ Hối Thị,bắc cận ruộng dân.

Bà Lê Thị Mợi,húy Mười,còn có tên Quỳnh Hòan,hiệu Du Tâm Quý Nương Thắng Thiện,là cháu họ Lê Khóang,mất ngày 7 tháng 7 năm thìn,mộ táng ở xứ Ngõ Miếu xã Lâm Hạ huyện Gia Lâm trấn Kinh Bắc.

Ông bà sinh:

Chương Khánh Công Ngô Từ ,Thái úy Diên ý Dụ vương,

Tả Tướng quân, Diên Mỹ Công Ngô Đức,

Thận Quận công Ngô Khiêm,

Đô đốc Thượng Tướng quân Ngô Đam

và Ngô Thị Ngọc San là vợ Lương Quận công Nguyễn Tín(Thủy tổ dòng họ La Sơn Phu Tử).

     Ngô Thọ Kinh ( Kênh )

Thái bảo Đình thượng Hầu,

     Dương võ uy dũng dực vận tán trị Công thần ,Đề lĩnh Tứ thành,tặng Thái bảo

Chương Lâm Hầu, ban quốc tính lấy tên Lê Chương, thuỵ Anh Nghị, gia phong

Đình Thượng Hầu,bà chính Mỹ Tiết, bà thứ Chiêu Nghi , thuỵ Từ Nhan Công chúa

em gái Tương Dực Đế Oanh(1509-1516).

Thuỷ tổ họ Ngô Thọ,xã Nguyệt Viên huyện Hoằng Hoá tỉnh Thanh Hoá, gốc Đồng Phang, chưa rõ con vị nào.

    Ngô Phúc Kỳ 

Trạc Võ Hầu,

Con thứ Hàn Quận công Ngô Phúc Đang ,cháu Thái bảo Tào Quận công Ngô Phúc Vạn đời 29

dòng Ngô Nước Trảo Nha Hà Tĩnh.

Tự Diên Khánh,Điện tiền Đô kiểm điểm ty Hữu Kiểm điểm,Đại tiến vụ Huân tướng quân Thự vệ sự.

Hai bà, sinh: Ngô Phúc…  ở Trảo Nha,Dự Võ Hầu (không rõ tên) ở Bảo Sơn

     Ngô Ký

Thiếu úy Nghĩa Quận công,

Con trai thứ Chương Khánh Công Ngô Từ,mất ngày 17 tháng  3,mộ táng ở xứ Lộc Đàm,thất truyền.

 

     Ngô Gia Lạc

Người họ Lạc Nghiệp, con cụ Cơ Đức vào đời thứ 7 (tương đương đời 27 chung), làm quan viết sử triều Lê, Tri huyện Ý Yên,Tri châu An Bác ,xin về nghỉ. Ông có nhiều công xây dựng khu dân cư có phong cách phồn thịnh. Sinh Ngô Doãn Giác.

     Ngô Lan

Thái bảo Hán Quốc công,

Con trai thứ Chương khánh Công Ngô Từ, theo vua Thánh Tôn bình Chiêm Thành

có nhiều công,được phong Đặc tiến kim tử Vinh lộc đại phu, Bình nhung Thượng

tướng quân,Điện tiền Đô kiểm điểm ,Thái bảo Hán Quốc công ,kiêm Tri thừa Hoa điện,

ban thuỵ Phúc Khê Thượng sỹ.

Mất ngày 5 tháng năm, mộ táng ở xứ Phác Cá làng Nhất

xã Đồng Phang,ngày nay vẫn còn, mộ huyệt thạch mới được tôn tạo lại.

Là người sưu tầm và biên soạn gia phả họ Ngô từ Ngô Nhật Đại, Ngô Vương Quyền

đến thời Lê sơ (cuối thế kỷ 15).Nhờ có bản phả này, ngày nay chúng con cháu mới

biết rõ cội nguồn.

Bà Đào Thị Ngọc Trật,Quốc Phu nhân, hiệu Từ Thiện,kỵ 23 tháng 3, sinh Hùng Quận

công Ngô Chính, Diễn nghĩa Vương Ngô Tông, cháu là Thái bảo Nghĩa lộc Vương

Ngô Công Tín  sinh Thái bảo Vệ Quốc công Ngô Vạn và 4 con trai khác đều tước Hầu.

Con gái  Ngô Tín là Ngô Thị Ngọc Trăm (Lâm) Chánh phi của chúa Trịnh Tùng ,

phong Dục thánh Thái phi sinh Đoan từ Hoàng Thái hậu.

Con cháu đi theo tự điền, chưa liên lạc được.

     Ngô Bích Lan (Sinh 1878)

17 tuổi đỗ Cử nhân khoa Giáp ngọ 1894 niên hiệu Thành Thái. Con Ngô Xuân Đỉnh, người xã Đông Hỷ huyện Thọ Xương Hà Nội. Cha đỗ Cử nhân triều Tự Đức.

Ngô Chi Lan

Kim Hoa nữ sĩ

Nguyễn Thị Lộ lấy Nguyễn Trãi không có con, Ngô Thị Ngọc Dao giới thiệu cháu gái là Ngô Chi Lan ,là cháu nội Dụ vương Ngô Từ, con Thanh Quốc công Ngô Khế,em trai Ngô Thị  Ngọc Dao làm con nuôi,đổi tên là Nguyễn Hạ Huệ.Lớn lên văn thơ nổi tiếng,lấy chồng là Tiến sỹ Phù Thúc Hoành dạy ở Quốc Tử giám,ngày thường Ngô Chi Lan xướng hoạ với các bạn thơ của chồng,ai cũng phục tài.

Thời Lê Thánh Tôn, Ngô Chi Lan làm nữ Học sỹ dạy cung nữ trong cung.Tuy là phụ nữ lại không phải là thành viên Tao đàn Nhị thập bát tú,nhưng vì thơ văn nức tiếng,được nhà vua là Tao đàn Nguyên soái ưa chuộng,thường được dự các buổi bình thơ, rất được ưu đãi,được ngâm các tác phẩm mới sáng tác của mình.Tác phẩm “Vịnh mùa đông” được nhà vua trực tiếp tặng một đỉnh vàng,tác phẩm “Vịnh mùa thu” được thưởng một chiếc áo quý,các Tao đàn tướng phải ghen tỵ. Thường được đi theo Vua du ngoạn.Có lần theo Vua du ngoạn núi Vệ Linh,nơi Phù Đổng Thiên Vương bay lên trời, Ngô Chi Lan có bút tích ghi lại bài thơ.(Phạm Đình Hổ viết trong Vũ trung tuỳ bút : Có người con gái ở Phù Lỗ đến vãn cảnh,chữ đẹp văn hay ghi bài thơ …).

Sau ngày Lê Thánh Tôn mất, Ngô Chi Lan còn tiếp tục dạy cung nữ trong cung một thời gian.Lúc này phần lớn cung nữ mới được tuyển chọn,còn trẻ tuổi,một buổi học có cung nữ trẻ,nghịch ngợm hỏi:”Tưng bừng lầu Hán dạo chơi,hoa nở lầu Tần vui cuộc, có nghĩa thế nào ?” Ngô Chi Lan trầm ngâm hồi lâu,bảo :”Các em còn trẻ tuổi,nên lo chăm học hành, hỏi như thế làm gì.”.Về sau bà về nghỉ ở Phù Lỗ là quê hương Tiến sỹ Phù Thúc Hoành chồng bà,tục gọi Phù Gia trang.

     Dương Phương Lan

Theo bia ở đền làng An Nhơn huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây cũ,nay thuộc  thành phố Hà Nội,bà là vợ Ngô Vương Quyền,quê ở huyện Thượng Phúc, nay là huyện Thường Tín,Hà Nội. Bia ghi lại rằng : Ngô Quyền 20 tuổi cha mẹ đã từ trần, đi vào châu Ái tìm Dương Diên Nghệ, trên đường đi qua Thượng Phúc, gặp người con gái tên Dương Phương Lan, kết thành vợ chồng, cả hai cùng vào  với Dương Diên Nghệ, được nhận làm con nuôi. Theo vài nhà nghiên cứu ở Hà Tây

cũ thì bà không có con. Ngày sinh ngày mất không rõ.

     Ngô Đại Lang

Không phải là huý mà là thứ bậc trong anh em, Thuỷ tổ họ Ngô Duy Châu, huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam , sinh con trai Ngô Đình Thanh .

Từ Thanh Hoá thiên cư vào thời Hồng Đức nhà hậu Lê, đến nay 19 đời. (Họ Ngô Đình nghiên cứu tồn nghi là Hùng Quận công Ngô Chính, con trưởng Hán Quốc công Ngô Lan ,vào đây trấn nhậm rồi con cháu ở lại)

     Ngô Lượng Lang

Trâm Ngọc Hầu,

Con trưởng Thu Lĩnh Hầu Ngô Cảnh Hoàn, cháu Cảnh Quận công, chi 5 họ Ngô Trảo Nha huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.

Sau khi Ngô Cảnh Hoàn tử trận ở bến Thuý Ái, bà  Phan Thị Thuấn tuẫn tiết, ông phân tán vợ con về Sơn Tây, đến Sơn Nam Hạ cùng bạn hữu tổ chức lực lượng đánh Tây Sơn báo thù nhà trả nợ nước. Trong một trận đánh không ngang sức, ông bị quân Ngô Văn Sở tiêu diệt trên sông Hồng, ông cũng chết trên dòng sông .Triều Nguyễn ban biển vàng đề bốn chữ ” Trung liệt nhất gia”. Con cháu có nhiều vị phải đi ẩn náu, nên mất liên lạc.

     Ngô Bật Lãng (Ngô Bật Lượng)

     Hòang giáp Cương Quận công,

Tán trị Công thần Tả Hiệu điểm,gia Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân Hữu Đề đốc,thăng Thống lĩnh Cương Quận công ,tứ thụy Phúc Thiện Thượng sỹ.

Thuỷ tổ họ Ngô Bái Dương xã Nam Dương huyện Nam Trực tỉnh Nam Định.

Đỗ Hội nguyên Đệ nhị giáp Tiến sỹ (Hòang giáp), khoa Canh tuất niên hiệu Cảnh Lịch thứ 3 thời Mạc Phúc Nguyên (1550), làm quan đến chức Đại lý tự Tư khanh, Tả Thị  lang, đi sứ nhà Minh, mất trên đường về, thi hài đặt vào quan tài bằng đồng đưa về táng ở quê, nay vẫn còn  nguyên quan tài đồng.

Ông là con trai Thuỵ Quận công Ngô Văn Bính. Ngô Văn Bính nhận chức Đô tướng đánh Mạc,từ trần ở Thanh Hoá sau khi chiếm lại được huyện Lôi Dương, (1540). Bị hiềm nghi ngoại thích Ông phải chạy ra đất Mạc ở huyện Tây Chân trấn Sơn Nam Hạ ẩn náu,sau thi đỗ làm quan triều Mạc, đến nay thành một họ lớn, phân chi đi nhiều nơi.

Bà Phạm Thị Từ Khánh,kỵ 26 tháng 4, sinh Ngô Thông Đạt, Ngô Hiển Đạo(Thông).

 

     Ngô Đình Lạng

Tế Quận công,

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Phúc Lãnh

Thuỷ tổ họ Đình Tràng huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam, tương truyền người Quảng Bình đi lính giữ kho thóc “Bà Đừng” ở đây, chết đuối trên dòng sông Đáy được thiên táng, đến nay trên 10 đời.

     Ngô Thị Ngọc Lâm (Trăm)

Dục Thánh Thái phi,

Chữ Hán nôm viết trên chữ bách là trăm, dưới chữ bách hai chữ mộc là gỗ, phiên âm theo chữ nôm là “Trăm”, nhưng vì mọi người đã quen đọc là Lâm nên để tên  Lâm.

Dục Thánh Thái phi,Chánh phi của Thành tổ Triết Vương Trịnh Tùng sinh ra Đoan từ Hoàng Thái hậu,vợ vua Lê Kính Tôn, mẹ đẻ vua Lê Thần Tôn. Thần Tôn lên ngôi dựng điện Diên An ở Đồng Phang thờ bà ngoại. Sau ngày vua nhà Nguyễn bắt tất cả con cháu nhà Lê đưa đi an tháp từ Bình Định trở vào mỗi tỉnh 15 đến 30 người, mồ mả vua Lê không ai hương khói, người ta đưa tất cả lăng mộ tổ tiên họ Lê từ  Anh Tôn đến Hiển Tôn về thờ cùng ở điện này.Mãi đến cuối triều Tự Đức (1875) mới cho một người họ Lê trở về Thanh Hoá,phong cho chức Quản cơ ,lo việc hương khói tổ tiên họ Lê.

Bà là con gái Nghĩa Lộc Vương Ngô Tín, cháu Diễn Nghĩa vương Ngô Tông con thứ Hán Quốc công Ngô Lan.

     Ngô Thị Ngọc Lâm  (Hán nôm viết hai chữ mộc là gỗ)

Liệt nữ,

Nhà Nguyễn phong Liệt nữ.Con cháu họ Ngô An Mô, con Ngô Đọ tức Ngô Hữu Phái con trai Thanh Quốc công Ngô Khế.

Năm 1558  Ngô Hữu Phái theo giúp Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá, đóng quân ở Ái Tử, mới vài ba năm cơ sở chưa vững, nhà Mạc sai Lập Quận công Mạc Lập Bạo (con Mạc Ngọc Luyện) đang trấn thủ Hải Dương, dẫn 60 chiến thuyền, do Trịnh Cối dẫn đường vào đánh, đổ quân lên Cửa Tùng,làng Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, chuẩn bị tiến công vào Ái Tử. Lập Bạo thả quân càn quét bắt được cô gái Ngô Thị Ngọc Lâm có sắc đẹp chim sa cá lặn, ép làm vợ hắn. Ngọc Lâm lập kế thoát thân , giả vờ thuận tình, xin cho đón cha mẹ được đến cùng ở, và phải có lễ cưới để quan trên trông xuống, ba quân trông vào, một mặt cho người thông tin về nhà cha mẹ. Nguyễn Hoàng chọn quân quyết tử,lập kế phục binh độn thổ ngay chổ làm lễ cưới.  Ngay khi tiến hành lễ cưới, quân phục trổi dậy. Bị bất ngờ Lập Bạo chỉ còn cách là tháo chạy, quân Mạc thua to, kéo buồm chạy vội về bắc. Ngô Thị Ngọc Lâm thoát nạn, sau lấy chồng là một Hầu tước họ Vũ người huyện Kỳ Anh, là tướng của Nguyễn Hoàng .

Sau ngày Gia Long lên ngôi vua, sai cải táng mộ bà về Huế, cấp ruộng tự điền, dựng đền thờ , giao cho một họ Ngô gần đó lo việc hương khói phụng tự.

     Ngô Phúc Lâm  (1722-1784)

Tiến sỹ,Khiêm Quận công,

Tự Hồng Tích, hiệu Thuật Hiên,người xã Trảo Nha huyện Thạch Hà,nay là thôn Nam Sơn thị trấn Nghèn huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh,thuộc chi 9 họ Ngô- Trảo Nha dòng Ngô Nước, cháu Toản Võ Hầu Ngô Phúc Trị, con  Dật Võ Hầu Ngô Phúc Bình.

45 tuổi đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Bính tuất niên hiệu Cảnh Hưng thứ 27 triều Lê Hiển Tôn (1766), làm Giám sát Ngự sử Lạng Sơn, Đốc đồng Sơn Tây, Hiến sát sứ Thanh Hoa, về làm Tri thị nội thư tả Bình phiên chức Thị lang, Giám thí thi Hội sau điều bổ đi làmTham chính Sơn Nam, Trưởng phái bộ đi Lạng Sơn giao thiệp với phái bộ nhà Thanh về việc biên giới, về bị ốm nhưng vẫn phải đi công cán Thanh Hoa. Từ Thanh Hoa được cử đi Thuận Hoá giữ chức Đốc thị quân doanh, bệnh nặng phải về kinh điều trị, tháng 6 năm 1784 mất ở Thăng Long. Lý Trần Quán chọn đất táng Ông ở cồn Thịnh Quang.

Tặng Gia hành Đại phu, Công bộ Hữu Thị lang tước Khiêm Quận Công.

Ông có hai bà, sinh Ngô Phúc Lương ( lúc còn trẻ cầm quân đi đánh ở Rú Bầng tử trận chưa vợ ),

Ngô Phúc Trường (sinh Ngô phúc Chinh, Ngô Phùng).

Ông là người viết “Tân tập Hoan Châu Thạch Hà Trảo Nha Ngô thị truyền gia tập lục” vào năm Bính dần 1746.

Ngô Phúc Lâm theo học Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm ở Tiên Điền,cùng học có La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp. Khi Ông thi đỗ Tiến sỹ, Nguyễn Thiếp làm bài thơ mừng, nguyên văn:

Hạ Thạch Hà Trảo Nha Ngô Tiến sỹ

Kỷ độ Hồng ngư lập tuyết đình

Kim bích lan khứu kiến giao tình

Kỉnh cuồng trợ ngã Kỳ lâm tịch

Tiên thủ vinh quân giáp đệ danh

Tây phủ luỵ truyền quang vũ phục

Nam phương bán bích lạng văn tinh

Giang hồ vị ngãi tiên ưu chí

Hảo tế thương sinh uỷ hưu sinh.

Tạm dịch:

Hồng ngư mấy độ mái tuyết đình

Thềm lan vách quế kết giao tình

Kinh cuồng giúp đệ rừng cài ẩn

Tiến thủ đưa huynh giáp đệ vinh

Tây môn vốn dĩ dòng võ tướng

Trời nam nửa bức rạng văn tinh

Giang hồ chưa thoả lòng ưu ái

Cứu khổn an dân cậy bạn hiền.

     Ngô Thế Lân

Ẩn sỹ ở Thừa Thiên vào thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, Định Vương Nguyễn Phúc Thuần ở Đàng trong. Sau ngày Thuận Hoá thuộc về Lê Trịnh, Lê Quý Đôn vào lo việc an dân, biên thơ mời ra giúp, ông biên thơ trả lời đại ý nói xin để cho được tròn danh tiết, Lê Quý Đôn thông cảm không nhắc đến nữa.

Ngày nay ở làng Phò Trạch xã Phong Bình huyện Phong  Điền tỉnh Thừa Thiên-Huế có ngôi đền làng thờ “Cư sỹ họ Ngô ” không biết tên huý, nên họ Ngô (Ngô Quý) ở làng đó không dám nhận.

     Ngô Lập

Đại Tư đồ, Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Lễ

Thủy tổ họ Ngô Văn làng Bác Vọng Đông xã Quảng Thái huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên-Huế,một chi ở thôn Tam  Tẩy huyện Hưiơng Thủy.

     Ngô Viết Lễ

Trung Lộc Hầu,

Phụ quốc Thượng tướng quân Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ ty Đô chỉ huy sứ.Con trưởng Tây Quận công Ngô Công Tìn,cháu Thanh Quốc công Ngô Khế, Thuỷ tổ họ Ngô Bách Tính xã Nam Hồng huyện Nam Trực tỉnh  Nam Định.

     Ngô Lệnh

Thuỵ Anh Nghị,Thuỷ tổ họ Nguyễn Ngô -Trình Phố xã An Ninh huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, con Ninh Quận công Ngô Đình Tú, dòng Nam Quận công Ngô Khắc Cung, ở Đồng Phang huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá.

     Ngô Huệ Liên

Đỗ Cử nhân khoa Quý dậu 1873 triều Tự Đức, làm Đốc học Quảng Ngãi, về làm Toản tu Quốc sử quán, thăng Tham tri Bộ công về hưu. Con Ngô Phùng, tằng tôn Ngô Phúc Lâm, thân sinh Tiến sĩ Ngô Đức Kế, Ngô Đức Diễn.Khi Ngô đức Kế bị thực dân Pháp bắt, ông đang làm quan ở Huế, sợ con mình không chịu nỗi đòn tra tấn, biên thơ khuyên nếu không đủ nghị lực chịu đựng, thì nên tự xử trước, đừng để ô danh tiên tổ. Ngô Đức Kế không nghe theo, cố sức chiu đựng đến cùng, cho đến khi thành án bị đày đi Côn đảo.

     Ngô Sĩ Liên

Tiến sỹ,

Người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức phủ Ứng Thiên (nay thuộc xã Ngọc Hoà, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội).

Nhà sử học nổi tiếng biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư. Người huyện Chương Đức phủ Úng Thiên.

Đỗ Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Nhâm tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) triều Lê Thái Tôn.

Thời Lê  Nhân Tôn làm Ngự sử, thời Lê Thánh Tôn giữ chức Lễ bộ Hữu thị lang Triều liệt Đại phu kiêm Quốc tử giám Tư nghiệp, kiêm Sử quán Tu soạn, thọ 99 tuổi, năm sinh năm mất chưa rõ.

Tu quốc sử thời Lê Thánh Tôn, khoảng năm Tân hợi 1479 soạn xong bộ Đại Việt sử ký toàn thư, viết bài tựa và dâng lên vua xem, bộ sách gồm 15 quyển chia hai phần. Ngoại kỷ  5 quyển ghi chép thời kỳ Bắc thuộc trở về trước. Bản kỷ từ nhà Ngô (939) đến Lê Thái Tổ  (1428)  gồm 10 quyển.

Ông thuộc dòng họ Ngô, nguyên ở Đa Sỹ (nay thuộc quận  Hà Đông) thiên cư đến Chúc Sơn huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội,cho đến nay cũng chưa sưu tầm được hệ phả.

     Ngô Liễn

Thuỷ tổ họ Lạc Nghiệp  xã Thọ Nghiệp huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định.Vốn quê ở Hạ Đoạn phủ Nam Sách trấn Hải Dương. Vào cuối thời Trần,có Bà Nồm đem con chạy về Lạc Nghiệp lánh nạn.Con trai Ngô Liễn lớn lên khai hoang lập ấp, đến đời con là Ngô Thanh Liêm được  nhà vua (Lê Thánh Tôn) cấp giấy công nhận quyền sở hữu đất đai khai phá. Người  em trở về quê cũ trông coi mộ phần hương khói từ đường. Qua nghiên cứu, có thể xác định được Bà Nồm là một người trong họ Ngô Bệ chạy lánh nạn  sau khi Ngô Bệ khởi nghĩa thất bại ở Yên Ühụ.

Ngô Đình Liêu

Người họ La Khê xã Văn Khê quận Hà đông thành phố Hà Nội,đỗ Cử nhân khoa Mậu tý 1828 niên hiệu Minh Mạng,làm Tri phủ.

Ngô Hữu Liêu

Đại lão Hương quan

Con Ngô Đấu Lăng,sinh Ngô Ma Lư,tặng phong Đại lão Hương quan.

Bà Nguyễn Thị An,tặng Nhụ nhân.

Ngô Phúc Liêu

Hào Mỹ Hầu,

Con trai thứ bảy Tào Quận công Ngô Phúc Vạn dòng Ngô Nước Trảo Nha, sinh hai con trai, trưởng Ngô Văn Cang thiên cư Quảng Nam thành Thuỷ tổ họ Ngô Kế Xuyên huyện Thăng Bình , con thứ Ngô Phúc Cẩm làm quan triều Lê, vài đời sau con cháu có người làm chức Thiên kỵ thị vệ của Lê Chiêu Thống, về ở làng Quan Thổ xã Thổ Quan (nay là phường Thổ Quan quận Đống Đa thành phố Hà Nội) thành thuỷ tổ dòng họ ở đó.

   

     Ngô Liễu

Uy Quốc công

Tả hiệu điểm, Dũng Lược Hầu, con thứ hai Thái tử Thái bảo Vũ Quận công Ngô Bạt, sinh Liêu Nghĩa Hầu Ngô Huyên.

     Ngô Thị Ngọc Linh

Bảo Hoa Công chúa,

Con gái Sùng Quốc công Ngô Xuyến, em Đông Dương Hầu Ngô Trung, được phong Bảo hoa Công chúa.

     Ngô Lộc

     Mỹ Quận công,

Nhập nội Kiểm điểm Mỹ Quận công, con thứ Dụ vương Ngô Từ.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà sinh Minh dực Tứơng quân Đàm Dương Hầu Ngô Tuyên, có cháu Ngô Quân- Trung Trinh đại phu, Ngô Mật (Bí), Ngô Ngụ.

Ngô Lộc (Ngô Văn Điểm)

Quảng Vũ Hầu,

Tả Hiệu điểm Quảng Vũ Hầu, con thứ ba Dũng Lâm Hầu Ngô Văn Lộc ,cháu Lương Tài Hầu Ngô Văn Cẩm,đời 27 dòng Thái phó Nam Quận công Ngô Khắc Cung,sinh Ngô Văn Thuyên.

     Ngô Đăng Lộc

     Mỹ Giang Hầu,

Con Ngô Đăng Tiên,cháu Tiến sỹ Ngô Gián,đời 25 họ Ngô Đồng Phang dòng Thái bảo Dực Quận công Ngô Thế Bang ở Thanh Hoá, tồn nghi là Thuỷ tổ họ Ngô Đình xã Quang Châu huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang.

Mất ngày10 tháng 9,bà hiệu Từ Chân Nhụ nhân,mất 25 tháng  5.

Sinh Ngô Đăng Đệ, Ngô Đăng Dũng, Ngô Đăng Long, Ngô Đăng Tương.

     Ngô Đình Lộc

Bái Trung Hầu,

Con trai Đằng giang Hầu Ngô Tiến Vinh, đời 28 họ Ngô Đồng Phang dòng Nam Quận công Ngô Khắc Cung, Thuỷ tổ mấy chi họ ở Thanh Hoá.

     Ngô Văn Lộc

Dũng Lâm Hầu,

Thụy Trung Chính,Dương võ uy dũng Công thần, thờ Kính Tôn,Thần Tôn những năm Hoàng Định ,Vĩnh Tộ, thăng Đô đốc, chức Tả Hiệu điểm Tham đốc Dũng Lâm Hầu.

Sinh Ngô Văn Cảo Thành Lộc Hầu,Ngô Lộc Quảng Vũ Hầu Tả hiệu điểm,

Ngô Lôi

     Tiến sỹ,

Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân khoa bính tuất niên hiệu Quang Thuận thứ bảy(1466) triều Lê Thánh Tôn,được cử đi sứ,sau chuyển sang ngạch võ làm Tổng binh Thiểm sự.Người xã Phúc Khê huyện Đông Ngàn  .

     Ngô Luân

Tiến sỹ,Tao đàn tướng,

Người huyện Đông Ngàn,phủ Từ sơn,Đệ tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Ất mùi 1475 niên hiệu Hồng Đức triều Lê Thánh Tôn, thi đỗ khoa Đông các, thành viên Hội Tao Đàn, làm quan đến chức Lễ bộ Thượng thư, Đông các Đại học sỹ, người họ Tam Sơn Đông Ngàn,đời 23 dòng Ngô Hải Sơn.

Anh trai Bảng nhãn Ngô Thầm,bác Trạng nguyên Ngô Miễn Thiệu.

     Ngô Lục

Thuỷ tổ họ Ngô xã Thanh Thuỷ làng Thượng Thanh huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên- Huế.

     Ngô Luông

Giám sinh, Chính Thắng Hầu.

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

Ngô Ma Lư

     Đại lão Hương quan,

     Con Ngô Hữu Liêu và bà Nguyễn Thị An,tặng phong Đại lão Hương quan,sinh Ngô Rô.

Bà Nguyễn Thị Đào,hiệu Chính Huệ Nhụ nhân,người xã Phụng Câu huyện Thụy Nguyên,mộ tại xứ Đồng Kênh.

     Ngô Lương

Đỗ Cử nhân khoa Canh tý 1840 triều Minh Mạng, làm Tri châu, người xã Kim Bài huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội.

     Ngô Lương

Cương Dũng Hầu

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Phúc Lương

Thuỷ tổ họ Ngô  thôn Đìa xã Nam Hồng huyện Đông Anh thành phố Hà Nội.

Ngô Thuần Lương

Mậu Ni Hầu,

Con Văn Duệ Hầu Ngô Pháp Chính,cháu Thái Phó Thiết Nham Hầu Ngô Nhân Tông,

đời 24 dòng Huệ Quốc công Ngô Nạp huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.

Sinh Ngô Thiện Quang, Văn bút Nam sinh Truyền chân,

Ngô Thiện Đạo nay là chi Diễn Hoàng,

Ngô Thiện Đạt nay là chi Quỳnh Thọ,

Ngô Thiện Tính nay là chi Quỳnh Sơn (Chi có Ngô Minh Loan),

Ngô Thiện Hạnh vô tự,

Ngô Thiện… nay là chi Diễn Hùng .

     Ngô Pháp Lượng

Hạo Quận công,

Con thứ Vinh Quận công, cháu Phượng Quận công, chi 5 dòng Ngô Nước Trảo Nha,vô tự. Dân hai thôn Nha Kỳ và Gia Lạc thờ ở đền Linh Nha trên núi Nghèn (hiện nay thuộc thị trấn Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh),thờ làm Phúc thần.

Ngô Viết Lượng

Vân Quận công,

Họ Ngô -Bái Dương xã Nam Dương huyện Nam Trực tỉnh Nam Định

Đặc tiến Phụ quốc Tả quân cơ kiêm Thuỷ sư Tả Đô đốc Vân Quận công,thụy Sùng Đức,sinh một con  trai dời ở xã Bái Dương cùng huyện.

Bà chính thất Quận Phu nhân Đòan thị ,húy Ngọc Ái.

Con Trung Lộc Hầu Ngô Viết Lễ, em Vũ Thắng Hầu Ngô Viết Dũng ,đời 23 dòng Tây Quận công Ngô Công Tín,

Ngô Bá Lữ

Hiển Hoa Bá,

Kiện trung Tướng quân cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ ty Chỉ  huy Thiểm sự,Trì uy tướng quân vân kỵ úy Hiển Hoa Bá,kỵ ngày 20 tháng 10.  Cháu Đồng Dương Hầu Ngô Phúc Trung,con Ngô tự Trực Tính hiệu Mậu An công,đời 23 họ Ngô Ngọc Giả,huyện Trực Ninh,Nam Định,dòng Đô đốc Thượng tướng quân Ngô Đam.

Bà họ Nguyễn sinh Ngô Bá Đình,Ngô Bá Luận (Cựu),Ngô Bá Hòan.

Ngô  Chân  Lưu (Ngô Xương Tỷ 933-1011)

 Khuông  Việt  Thái sư  

Huý  Xương Tỷ, em Ngô Xương Xý,con Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập, tằng tôn Ngô Vương Quyền.Trụ trì chùa Phật Đà làng Cát Lợi quận Thường Lạc, sau do kỵ huý Lê Lợi nên đổi gọi là làng Cát Lỵ, thuộc huyện Tịnh Gia tỉnh Thanh Hoá,sinh năm Quý Tỵ (933). Ông tinh thông Tam giáo, thụ giáo Văn phong Đại sư chùa Khai Quốc (tức chùa Trấn Quốc), được truyền tâm ấn, đứng thế hệ thứ 4 dòng thiền Quan Bích. Năm 973, Vua Đinh Tiên Hoàng ban hiệu Khuông Việt Thái sư, phong chức Tăng thống tham dự triều chính. Năm 986 vua Lê Đại Hành giao cho tiếp sứ Tống Lý Giác. Ngày 15-2 Tân Hợi (tức  22-3-1011) ông tịch ở Vệ Linh,thọ 79 tuổi.

Là con thứ Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập,Thiền Uyển Tập Anh chép:”Ngô Chân Lưu là dòng dõi Ngô Thuận Đế ở làng Cát Lợi quận Thường Lạc,dạng mạo khôi ngô,tính tình ngay thẳng,lớn lên thụ nghiệp Thiền sư Văn Phong chùa Khai Quốc (tức chùa Trấn Quốc sau này). Năm 40 tuổi tiếng tăm lừng lẫy,Đinh Tiên Hoàng phong chức Tăng Thống.Năm Thái Bình thứ 2 (971) ban hiệu Khuông Việt Thái sư (chức quan đứng đầu triều),tham dự quân quốc trọng sự”.

Ông thuộc vào đời thứ năm dòng pháp của Thiền sư Vô Ngôn Thông.

Ông có nhiều công giúp Lê Hoàn đánh quân Tống xâm lược và bang giao với nhà Tống.

     Ngô Phúc Lý

Lý Quận công,

Con Vỵ Quận công ,em Diên Quận công, dòng Ngô Nước Trảo Nha, thất truyền.

     Ngô Phúc Lý

Thuỷ tổ họ Ngô Lý Nhân xã Phú Xuân huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh phúc, phân chi từ họ Ngô Vy Tả Thanh Oai huyện Thanh Trì thành phố Hà nội,dòng Bồ đốc Công.

 

     Ngô Phúc Mại

Một tên khác của Ngô Phúc Vạn ,Tào Quận công.

( Xem Ngô Phúc Vạn).

     Ngô Phúc Mại

Khang Trạch Hầu,

Con thứ Thế Quận công Ngô Cảnh Hữu, dòng Ngô Nước Trảo Nha, Thuỷ tổ họ Ngô làng Cổ Bái xã Thạch Ngọc huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh.

     Ngô Đình Mân

Tiên Tổ họ Ngô Việt Nam,

Thân sinh Ngô Vương Quyền, hậu duệ Triệu tổ Ngô Nhật Đại, con Hào trưởng Ngô Đình Thực, sinh quán châu Ái (nay là tỉnh Thanh Hoá), chưa rõ ở huyện xã nào.(Có thuyết nói ở Làng Mía tức Thịnh Mỹ huyện Thọ Xuân, nhưng không đủ  cứ liệu.)

Ông theo Nho học trở thành Đại nho gia, du học vào cửa Sót, rồi đến  quận Đường Lâm, được Tiết độ sứ Khúc Thừa Hạo trao cho chức Mục Phong Châu.

Bà là Phùng Thị Tịnh Phong, con cháu  Bố cái Đại vương Phùng Hưng ,Phùng Hải, ở thôn Cam Lâm quận Đường Lâm, nay là thôn Cam Lâm xã Đường Lâm thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội.

Sinh hai con trai Ngô Quyền, Ngô Tịnh.

     Ngô Mãnh

Tương truyền là tướng của chúa Nguyễn, làm đến chức Đô Thống chế, gặp khi Trương Phúc Loan lộng quyền, chính sự rối ren, cáo quan về dạy võ, là ông nội Ngô Văn Sở, gốc ở Trảo Nha huyện Thạch Hà,nay thuộc thị trấn Nghèn huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.

     Ngô Văn Mân

Thuỷ tổ họ Ngô -Vĩnh Ba xã Hòa An thành phố Tuy Hoà tỉnh Phú Yên.

     Ngô Mân

Họ Ngô -Vọng Nguyệt xã Tam Giang huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh , đỗ Cử nhân khoa Đinh mùi 1847 niên hiệu Thiệu Trị, làm Tri huyện Thanh Ba.

   Ngô Đinh Mẫn

Con trai Ngô Thuận, cháu nội Ngô Hoành Quang lộc tự Khanh, thuộc họ Ngô- La Khê xã Văn Khê quận Hà Đông thành phố Hà Nội.

Đỗ Tú tài Tây, Đảng viên Tân Việt cách mệnh Đảng ,chuyển sang Đông Dương Cộng sản Đảng, Đại biểu thanh niên Bắc kỳ tham dự hội nghị thành lập Liên đoàn những người Cộng sản Đông Dương. Bị thực dân Pháp bắt  trên một chiếc đò dọc chở khách ở bến đò Trai, huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh trên đường về sau cuộc hội nghị cùng cả đoàn đại biểu, bị giam giữ một thời gian, được trả tự đo, trở về tiếp tục hoạt động.

Bị bắt lại lần thứ hai ở Hải Phòng, bị giam ở  nhà tù Hoả Lò Hà Nội, dù bị tra tấn cực hình một mực không chịu cung khai,sau bị kết án tù chung thân đày đi Sơn La.

Bị bệnh chết trong tù, chưa có vợ con. Được truy tặng Liệt sỹ tiền bối .

Ngô Mậu

Con ông Ngô Lợi, em ông Ngô Soạn, họ Ngô xã Thạch Mỹ huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh,dòng Ngô Nước Trảo nha.

Vào khoảng đầu thế kỷ thứ 20 vùng chợ Cồn đói kém, sưu cao thuế nặng ,trên 50 gia đình phải bỏ đất bỏ làng tha phương cầu thực. Gia đình ông Ngô Lợi lưu lạc qua các vùng chợ Chế Đức Thọ, định cư ở xóm  Hưng Xá xã Phú Xá huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An.

Ngô Mậu tham gia phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phú Xá, năm 1931 gia nhập Đảng CSĐD. Năm 1941 bị thực dân Pháp bắt kết án 15 năm tù khổ sai đày đi Buôn Ma Thuột.

Sau Nhật đảo chính Pháp, trở về quê Hưng Nguyên hoạt động, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở huyện, làm Chủ tịch Uỷ ban huyện Hưng Nguyên, Tỉnh uỷ viên Tỉnh đảng bộ Nghệ An.

Năm 1951 làm Chủ tịch Uỷ ban tỉnh Hà Tĩnh, rồi đi công tác khác. Năm 1955 làm Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1960 về Bộ Ngoại giao, đi làm Đại sứ tại Mông Cổ, rồi Đại sứ tại Cu Ba, sau về làm Thường vụ Ban cán sự Đảng ngoài nước.

Tuổi cao về hưu,mất ở Hà Nội.

Bà họ Mạc là cán bộ phụ nữ, sinh Ngô Hoài Lam,Ngô Hồng Hạnh,Ngô Đức Hùng, Ngô Đức Cường đều là Kỹ sư hoặc Tiến sỹ.

     Ngô Đức Mậu  (1908-1987)

Đích Tằng tôn Hoàng giáp Ngô Đức Bình, con trai Ngô Đức Chánh, Phái 4 chi 5 dòng Ngô Nước Trảo Nha.nay thuộc thị trấn Nghèn huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1925 tốt nghiệp Tiểu học (Primảie), làm thầy giáo ở các huyện Thạch Thành, Hà Trung tỉnh Thanh Hoá, tham gia Tân Việt cách mệnh Đảng(1927) ,vào Đông Dương Cộng sản Đảng năm 1930, làm Bí thư Tỉnh uỷ Tỉnh đảng bộ Thanh Hoá.

Năm 1931 bị thực dân Pháp bắt ở Thanh Hoá, kết án khổ sai chung thân đày đi nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị). Năm 1936 giảm án được trả tự do, về giúp việc các trường tư thục ở Vinh (trường Phan Kiêm Huy, trường Thăng Long). Gặp vụ đình công của công nhân nhà máy Trường Thi, bị mật thám Pháp bắt lần thứ hai, nhưng không có đủ chứng cớ nên được thả.

Năm 1945 tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở huyện Can Lộc, làm Uỷ viên quân sự Uỷ ban lâm thời huyện. Tiếp đó liên tục làm công tác tuyên truyền báo chí ở Hà Tĩnh, ở Liên khu IV.

Sau ngày giải phóng, về Bộ Văn hoá làm Chủ nhiệm Báo ảnh Việt Nam, là Phó Tổng thư ký Hội nhà báo Việt Nam.

Mất tại Sài Gòn năm 1987.

Bà họ Hà thôn Vịnh Phong cùng xã, sinh Ngô Đức Bào Tiến sỹ, Ngô Đức Trà PGS Tiến sỹ, Ngô Đức Danh Kỹ sư, Ngô Thị Hồng Hà Kỹ sư.

     Ngô Công Mênh

Thuỷ tổ chi họ Ngô công giáo Thổ Hoàng xã Hương Mỹ huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh. Lâu ngày thất truyền không biết rõ gốc, đến nay trên 10 đời.

Vốn biết hai anh em Ngô Mông, Ngô Mênh cùng nhau đến Thổ Hoàng thuộc huyện Hương Khê lập nghiệp phát triển dòng họ, ngày nay có phái ở Bà Rịa -Vũng Tàu, đều theo công giáo.

Theo gia phả họ Thượng Bồng huyện Hương Sơn, vốn là một dòng con cháu Nghĩa Võ Hầu, dòng Ngô Nước Trảo Nha thiên cư vào đời 28-29. Đến đời thứ 30 có bốn anh em trai sống chung với nhau, gặp lúc anh em bất hoà, người anh cả cõng người em út bỏ nhà ra đi cách đó vài xã làm ăn sinh sống ở đất Thổ Hoàng, về sau gia nhập đạo Thiên chúa cho đến nay nên ít đi lại về gốc tổ.

( Xem thế thứ họ Thượng Bồng và họ Thổ Hoàng .)

     Ngô Miễn

Người xã Xuân Bảng,nay thuộc huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc (tỉnh Phúc Yên cũ ).

Đỗ Thái học sinh đời Trần, làm quan triều nhà Hồ đến chức Hành khiển Hữu tham tri chính sự. Năm Đinh hợi 1407 quân Minh xâm lược, ông cầm quân chống nhau với quân Trương Phụ, tử trận ở cửa biển Thần Phù (thuộc huyện Nga Sơn Thanh Hoá,ở cửa sông Chính Đại và Tống Giang,ngày nay đã bị bồi lấp ).

Bà họ Nguyễn, trước lúc tuẫn tiết theo chồng, bà nói : ” Chồng ta thờ vua, một đời ăn lộc nước, được tham dự chính sự, nay vì nghĩa mà chết là chết đáng chỗ, còn oán hận gì. Ơn vua tôi, nghĩa vợ chồng, ta không nỡ phụ bạc, thà chết theo nhau vậy “.

Xưa nay trong giới nữ cũng đã có nhiều người vì tức bực thất tình nhảy xuống nước tự tử. Đến như gặp khi lâm nguy, nhận ra tiết lớn chồng mình chết vì nghĩa, chết đáng chỗ, không ân hận, lại còn coi trọng điều nghĩa, xem nhẹ cái sống, coi chết như về, có thể gọi là bậc hiền tiết phụ ” Khảng khái tòng cương dị, Thung dung tựu nghĩa nan “, xưa nay vốn hiếm. Họ Ngô chúng ta có đến hai người:

Bà họ Nguyễn vợ Ngô Miễn ( mất năm 1407 )

Bà họ Phan ( Thị Thuấn )vợ Ngô Cảnh Hoàn (mất năm 1786)

Hai bà không những chỉ chết vì nghĩa mà tâm tình và lời nói đủ để làm gương cho đời sau.

Thời còn làm quan, Ngô Miễn đã đưa người ở quê Xuân Bảng và người Xuân Mai về lấn biển lập ấp ở đất Giao Thuỷ xưa, dần thành thôn xóm sầm uất, nay thành một xã lớn gồm có 9 họ. Nhớ công ơn Ngô Miễn cả 9 họ bèn cử họ Hoàng làm trưởng dựng từ đường thờ Ngô Miễn làm Tổ chung , lấy tên Xuân Bảng quê Ngô Miễn ở Mê Linh đặt tên xã mới là Xuân Bảng (nay thuộc huyện Xuân Thuỷ tỉnh Nam Định ), hàng năm có lễ hội lớn và mỗi năm đều cử ngươì về Xuân Bảng Phúc Yên lễ tổ.

     Ngô Đăng Minh

Án Trung Hầu,

Thái giám, con Ngô Đăng  Khản họ Hà Linh huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh, cháu Thế Quận công Ngô Cảnh Hữu ở Trảo Nha dòng Ngô Nước, vào đời 27.

Năm Chính Hoà thứ 24(1685) có công đi đánh Bồn Man, phong Án Trung Hầu.

Sau khi chết dân làng Hà Linh huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh lập đền thờ tôn làm Phúc thần, sắc phong Dực bảo Trung hưng Trung đẳng Tôn thần. Năm 1995 đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá.

     Ngô Nhật Minh

Con trai Ngô Nhật Chung Đại Điền chủ ở Đỗ Động ( nay thuộc huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội), cháu Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn , sau vụ nổi dậy của con cháu nhà Ngô ở Đỗ Động bị Lê Hoàn đàn áp, từ đó thất truyền.

     Ngô Văn Minh

Thuỷ tổ họ Ngô Yên Lai huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hoá, cháu Ngô Phúc Chức ở Trảo Nha  Thạch Hà (xưa có tên là Liên Thị ),nay thuộc thị trấn Nghèn huyện Can Lộc tỉnh  Hà Tĩnh, ra dạy học ở huyện Ngọc Sơn phủ Tịnh Gia, đến nay con cháu trên 10 đời .

     Ngô Xuân Mộng

Thuỷ tổ họ Thổ Hoàng huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh, anh Ngô Xuân Mệnh ( xem Ngô Xuân Mệnh ).

     Lê Thị Mợi

Cũng gọi là Lê thị Mười, sau tên chữ là Lê Thị Quỳnh Hoàn, có bản chép Quỳnh Hoè, là cháu họ Lê Khoáng,vợ Hưng Quốc Công Ngô Kinh,sinh ra Ngô Từ,Ngô Đức,Ngô

Khiêm, Ngô Đam, Ngô Thị Ngọc Sách.

     Ngô Mưu

Giám sinh, Trung Nghĩa Hầu  ( ? )

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Ngô Gia Mưu

     Tiến sỹ,

Vốn họ Nguyễn ,người xã Nghĩa Lập huyện Đông Ngàn,nay là thôn Nghĩa Lập  xã Phù Khê thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.Theo học Trạng nguyên Ngô Miễn Thiệu,được Ngô Miễn Thiệu nhận làm con nuôi,cải họ Ngô.Sau lại lấy con gái Trạng nguyên,trở thành con rể vẫn mang họ Ngô ,từ đó cho đến  ngày nay con cháu dùng chữ lót Ngô ” Sách “, ở xã Tam Sơn thị xãTừ Sơn tỉnh Bắc Ninh.

Ông đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sỹ xuất thân, khoa thi Kỷ mùi năm Quang Bảo thứ 5 triều Mạc Phúc Nguyên (1559).Làm quan triều Mạc đến chức Tham chính, con cháu về sau đỗ đạt nhiều.Tằng tổ của Tiến sỹ Ngô Sách Dụ,Tiến sỹ Ngô Sách Tuân,cao tổ Ngô Sách Tố.

     Ngô Hữu Mỳ

Hồng lô tự Khanh  ( ? )

Ghi trong Bản liệt kê Danh nhân

     Lý Thị Duy Mỹ

Bà vợ Ngô Tuấn ( Lý Thường Kiệt ), theo phả cũ ghi lại không rõ ngày sinh ngày mất và là con ai.


Bình luận về bài viết này

Chuyên mục